Với những bác sĩ nâng mũi, sụn nâng mũi silicon không còn quá xa lạ song đối với đại đa số chúng ta đều không biết rõ về loại sụn này. Thế nhưng đây là loại sụn nâng mũi được sử dụng lâu đời nhất. Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu 6 điều cần biết về sụn nâng mũi silicon nhé!

Sụn nâng mũi silicon là sụn gì?
Sụn nâng mũi silicon là loại sụn nâng mũi được dùng từ rất lâu trong những ca phẫu thuật nâng mũi truyền thông. Nó được làm từ chất liệu plastic và có hình dạng giống chiếc mũi khi nhìn ở góc nghiêng.
Đặc điểm của chất liệu sụn này là nó có cấu tạo khá đơn giản, giá thành rẻ nên một ca nâng mũi với sụn silicone thường có chi phí thấp.
Hiện nay, sụn nâng mũi silicon được sử dụng nhiều khi nâng mũi tại các spa, thẩm mỹ viện, cơ sở làm đẹp nhỏ lẻ, uy tín thấp nhằm phục vụ cho những khách hàng “ham rẻ”. Do đó nguy cơ đến từ việc sử dụng sụn nâng mũi silicon là rất cao.
Có 2 loại sụn nâng mũi silicon thường được sử dụng: Sụn nâng mũi silicon dẻo và lỏng. Trong đó loại sụn dẻo được lựa chọn nhiều hơn, còn sụn silicon lỏng đã bị cấm sử dụng vì nó cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: các loại sụn nâng mũi

Ưu nhược điểm của sụn nâng mũi silicon
Sụn nâng mũi silicon có ưu điểm:
- Giúp tạo hình dáng mũi cao đẹp.
- Chất liệu dẻo, dễ đẽo gọt để tạo hình dáng mũi vừa vặn với khuôn mặt.
- Đa dạng về kiểu dáng, kích thước khác nhau.
- Quá trình phẫu thuật nâng mũi diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng 45 – 60 phút là hoàn thành một ca nâng mũi.
- Có khả năng tồn tại tương đối lâu trong cơ thể, thường trên 3 năm.
- Giá thành nâng mũi sụn silicon thấp hơn đáng kể so với sử dụng loại sụn khác.
Nhược điểm của sụn nâng mũi silicon:
- Sụn nâng mũi silicon khá nặng, thô cứng, tạo nhiều áp lực lên đầu mũi nên dễ gây ra tình trạng bóng đỏ đầu mũi, tụt sóng, thủng da đầu mũi.
- Sụn nâng mũi silicon bám dính kém nên khả năng lệch vẹo sau nâng mũi khá cao.
- Sau một thời gian nâng mũi sụn silicon thường xuất hiện tình trạng bao xơ quanh vùng mũi.
- Tỉ lệ xảy ra hiện tượng dị ứng sụn cao.
Tóm lại, dù sụn nâng mũi silicon có những ưu điểm đáng chú ý nhưng những nhược điểm khiến nó không được các chuyên gia, bác sĩ nâng mũi giỏi ưa chuộng.
Nâng mũi bằng sụn silicon có an toàn không?
Công nghệ làm đẹp ngày càng phát triển, sụn nâng mũi silicon đã được cải tiến đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên bạn phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn nâng mũi bằng sụn silicon.
Nếu bạn chỉ muốn sở hữu một chiếc mũi có độ cao vừa phải, bạn có thể chọn nâng mũi bằng sụn silicon với điều kiện bạn có da đầu mũi dày. Còn nếu bạn muốn nâng mũi cao hơn hoặc da đầu mũi mỏng thì không nên chọn phương pháp này vì không thể đảm bảo an toàn cho bạn.
Quy trình nâng mũi bằng sụn silicon ra sao?
Quy trình nâng mũi với sụn nâng mũi silicon được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Thăm khám – tư vấn
Khách hàng đến gặp trực tiếp sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát để xác định thể trạng của khách hàng đủ điều kiện thực hiện ca phẫu thuật nâng mũi bằng sụn silicon hay không thông qua một số bài kiểm tra về huyết áp, tim mạch,…
Bước 3: Đo vẽ dáng mũi mới
Dựa vào thông tin có được ở bước thăm khám, bác sĩ sẽ phân tích và phác đồ dáng mũi mới sau nâng cho khách hàng nhằm đảm bảo chiếc mũi mới có tỉ lệ cân đối, hài hòa nhất với khuôn mặt.
Bước 4: Khử trùng và gây tê
Bác sĩ tiến hành khử trùng khu vực tiến hành phẫu thuật nâng mũi nhằm đảm bảo vết thương phẫu thuật bị nhiễm trùng. Tiếp đến tiến hành gây tê cục bộ bằng công nghệ, giúp khách hàng không chịu đau nhức trong suốt quá trình nâng mũi.
Bước 5: Tiến hành nâng mũi
Bác sĩ tiến hành rạch, bóc tách da và mô vùng mũi để tạo khoang, qua đó đặt sụn nâng mũi silicon vào một cách cẩn thận. Cuối cùng đóng vết mổ lại bằng chỉ thẩm mỹ chuyên dụng, đảm bảo không để lại sẹo.
Thẩm mỹ mũi với sụn nâng mũi silicon được bao lâu?
Chất lượng của sụn silicon và tay nghề của bác sĩ thực hiện có ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì kết quả làm đẹp sau nâng mũi bằng sụn silicon. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là phương pháp này không thể cho kết quả vĩnh viễn mà chỉ tồn tại từ 3 – 10 năm.
Nếu nâng mũi tại cơ sở trôi nổi, kém uy tín thì thời gian này còn rút ngắn lại vì các biến chứng sẽ nhanh chóng xảy đến với chiếc mũi.
Phương pháp nâng mũi đẹp và an toàn thay thế nâng mũi bằng sụn silicon
Nâng mũi bằng sụn nâng mũi silicon đã cho thấy nhiều khuyết điểm, vì thế nó không được các bác sĩ thẩm mỹ ưa chuộng lựa chọn cho khách hàng. Hiện nay có nhiều công nghệ nâng mũi hiện đại, an toàn và hiệu quả hơn có thể thay thế kỹ thuật nâng mũi bằng sụn silicon truyền thống.
Trong số đó phải kể đến công nghệ nâng mũi kết hợp sụn sinh học chất lượng cao và sụn tự thân.
Hiện nay, nâng mũi Surgiform được đánh giá là công nghệ nâng mũi hiện đại bậc nhất, được tin dùng nhất. Phương pháp này sử dụng sụn Surgiform để nâng cao sống mũi và sụn tự thân (thường là sụn vành tai) để tạo hình và bao bọc bảo vệ đầu mũi.

Sụn nâng mũi Surgiform được nhập khẩu 100% từ Mỹ. Nó có cầu tạo hoàn toàn từ ePTFE, chất liệu tương thích tuyệt đối với cơ thể người và đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn.
Trên bề mặt sụn có chứa rất nhiều lỗ nhỏ kích thước nano, giúp nó dễ dàng liên kết vững chắc với các mô vùng mũi để tạo thành một tổng thể chắc chắn sau nâng mũi. Nhờ đó tạo ra chiếc mũi đẹp bền vững với thời gian.
Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi sụn pureform
Lời kết
Trên đây là tổng hợp 6 điều cần biết về sụn nâng mũi silicon. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về loại sụn nâng mũi này.
Nếu bạn còn bất kỹ thắc mắc, câu hỏi nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ với bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo bằng cách để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này, hoặc gọi đến số Hotline: 0901666879, hoặc fanpage: www.facebook.com/benhvienthammygangwhoo nhé!