Các Loại Sụn Nâng Mũi Tốt Hiện Nay Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Nâng mũi luôn nằm trong top những dịch vụ thẩm mỹ được lựa chọn nhiều hiện nay. Tuy nhiên, lại có khá nhiều người băn khoăn về các loại sụn nâng mũi. Gangwhoo sẽ chia sẻ các loại sụn dùng để nâng mũi qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về các loại sụn nâng mũi
Ngày này hầu hết tất cả các ca chỉnh sửa dáng mũi đều được sử dụng phương thức nâng mũi bằng sụn tự thân kết hợp với sụn nhân tạo. Với sụn nhân tạo được sử dụng làm sống mũi giúp nâng cao, đồng thời sụn tự thân sẽ được bọc ở đầu mũi giữ cố định sụn sóng mũi đồng thời không gây lộ sóng mũi hay những biến chứng xấu về sau. Vậy sụn nâng mũi tự thân và sụn nhân tạo là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Sụn nâng mũi nhân tạo là gì? Có những loại sụn nhân tạo nào?
Sụn nâng mũi nhân tạo là 1 trong các loại sụn nâng mũi được con người tạo ra để mô phỏng chất liệu sụn tự thân, được sản xuất theo hình dáng mũi có tính mềm dẻo và có độ bền cao.
Sụn nâng mũi được làm từ Silicone
>> Xem Thêm: Địa Chỉ Nâng Mũi Trả Góp
Chất liệu sụn nhân tạo đầu tiên phải nhắc đến Silicon. Được phát minh sớm nhất và còn sử dụng cho đến thời điểm hiện tại do phù hợp với nhiều dáng mũi bởi chất liệu dễ đẽo gọt. Có khả năng định hình chắc chắnvà độ mềm dẻo tốt và tồn tại trong cơ thể người một khoảng 10 năm (tùy thuộc cơ địa) mà không xảy ra biến chứng.
Tuy đã có nhiều cải tiến những chất liệu nhân tạo Silicone vẫn nhiều nhược điểm không hay và các bạn cần chú ý khi lựa chọn.
– Sụn tương đối nặng nên về lâu dài dễ gây tụt sống, tạo áp lực lên đầu mũi gây bóng đỏ.
– Sụn không có độ bám dính nên dễ xô lệch.
– Nếu bạn thuộc cơ địa dễ kích ứng thì không nên với sụn nâng mũi silicon.
Sụn nâng mũi Nanoform
Sụn nâng mũi Nanoform được cấu tạo toàn bộ từ chất ePTFE – mô phỏng cấu trục sụn tự thân, có tính tương thích cao, không lo bị dị ứng.
Bề mặt sụn Nanoform có các hạt nano giúp thẩm thấu và nuôi dưỡng mạch máu, tránh gây ra tình trạng chèn ép mạch máu khi da mũi quá mỏng, khắc phục tình trạng lộ sóng và đào thải.
Mũi có khả năng chống va đập mạnh cũng như không bị biến dạng do tính năng mềm dẻo của ePTFE có trong sụn Nano Form.
Với thiết kế mạng lưới siêu nhỏ, cho phép mạch máu hoàn toàn có thể lưu thông. Sau khi đặt chất liệu vào mũi, mô mềm tại khoang mũi bám chặt vào sụn, tạo thành tổ chức chặt chẽ, cho dáng mũi ổn định lâu dài.
Sụn nâng mũi Surgiform
Sụn nâng mũi Surgiform là chất liệu sụn cao cấp hiện nay, được làm từ 100% ePTFE – một chất liệu an toàn trong y tế đã được sử dụng để làm mạch máu nhân tạo. Surgiform được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA chứng nhận an toàn và cấp phép sử dụng.
Bề mặt sụn Surgiform với cấu tạo hàng triệu lỗ micro siêu nhỏ cho phép các mạch máu xuyên qua dễ dàng giúp mô bám chặt vào sụn tạo nên một khối thống nhất bền chặt với tổng thể mũi.
Surgiform có độ tương thích cao đến 99% với cơ thể người, hạn chế được các trường hợp biến chứng sau khi nâng mũi. Sụn còn có khả năng chịu lực tốt, hạn chế biến chứng sau va chạm.
Nâng mũi bằng Sụn Softxil
Sụn softxil có nguồn gốc từ Hoa Kỳ ( hay còn có tên là Sụn nâng mũi mỹ ) và đã trải qua vòng thẩm định, kiểm tra khắt khe của FDA. Loại sụn này gồm 2 lớp: lớp bên dưới mềm mỏng, có độ bám dính cao, giúp mũi không bị xô lệch và lớp trên cứng để định hình cho dáng mũi cao thẳng.
Sụn softxil tương thích với mọi khách hàng. Các tình huống nâng mũi trước đây bị hư cũng có thể sử dụng sụn này mà không lo về rủi ro biến chứng.
Nâng mũi bằng Sụn PureForm
Sụn pureform cũng được cho là là loại sụn mũi tối ưu, cao cấp thời nay. Sụn pureform được làm 100% từ eptfe – vật liệu vốn được ứng dụng làm mạch máu nhân tạo.
Nên Sụn PureForm hầu như là gần giống với sụn tự thân. Nhờ cấu tạo có rất nhiều lỗ siêu nhỏ, kể từ khi đặt sụn vào mũi, các mao mạch của mũi sẽ luồn vào những lỗ nhỏ ấy mà hợp thành 1 tổ chức bền chặt.
Sụn pureform được chế tạo với dạng khối 3d nhiều hình dáng và kích cỡ sự khác nhau. Chính vì vậy nó hợp với mọi dáng mũi, cải thiện được tình trạng lộ sóng, bóng đỏ.
Sụn nâng mũi tự thân là gì? Có bao nhiêu loại sụn tự thân?
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng sụn tự thân là chất liệu sụn sống được lấy trực tiếp từ các bộ phận khác ở trong cơ thể của chính bản thân người muốn thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Có 4 loại sụn nâng mũi tự thân thường được dùng trong nâng mũi:
Sụn vành tai
Sụn vành tai ở vị trí tai dễ bóc tách, có độ mịn và cong dẻo nên rất thích hợp trong việc tạo hình vùng đầu mũi mềm mại tự nhiên. Loại sụn này không thích hợp để nâng sống mũi vì có thể bị biến dạng theo thời gian.
Để lấy được sụn vành tai, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở phía sau tai, sau đó dùng các dụng cụ y khoa chuyên dụng để lấy khoảng từ 1 đến 2 cm. Do vết mổ nhỏ và ở phía sau tai, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng hay tạo hình tai.
>> Xem Thêm: Quy Trình Nâng Mũi
Sử dụng sụn vành tai cũng là giải pháp tối ưu cho việc nâng mũi, câu trả lời nên chọn loại sụn nào để nâng mũi cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Sụn cân cơ thái dương
Sụn cân cơ thái dương nằm ở khu vực thái dương, nó là lớp tế bào mỏng có màu trắng và rất dai bao quanh các lớp cơ ở dưới da. Với tính chất mềm, dày và dễ lấy nên sụn cân cơ thái dương phù hợp nhất trong việc tạo hình vùng đầu mũi. Khi nâng mũi bằng loại sụn này thường được kết hợp sử dụng với sụn khác để làm kết quả quả tối ưu hơn.
Việc lấy sụn cân cơ thái dương bằng 1 đường rạch rất nhỏ, nằm sâu trong chân tóc nên sẽ không lộ sẹo gây mất thẩm mỹ. Hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, không ảnh hưởng đến dây thần kinh, không gây nhức đầu và không ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt cũng như sức khỏe về sau.
Để trả lời cho câu hỏi nên chọn loại sụn nào để nâng mũi thì câu trả lời chính xác nhất dựa vào mong muốn của bạn lẫn sự tư vấn của bác sĩ.
Sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn chính là lớp sụn ngăn cách hai bên lỗ mũi, tạo độ mềm và dẻo dai cho mũi trước những tác động từ bên ngoài vào cấu trúc mũi. So với các loại sụn khác, sụn vách ngăn có tính bền vững và độ an toàn cao, khó bị biến dạng và cong vênh.
Trong phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ sẽ tận dụng một phần sụn vách ngăn để làm các miếng ghép giúp tạo dựng nền mũi vững chắc, đồng thời kéo dài và nâng cao đầu mũi giúp tạo hình vùng đầu mũi đẹp tự nhiên hơn. Bởi vì nằm phía trong mũi nên sụn vách ngăn được xem là loại sụn nâng mũi tự thân lý tưởng nhất để dùng trong nâng mũi.
Sụn sườn
Sụn sườn có tính chất mềm nhưng không quá cứng, thẳng nên dễ dàng chỉnh hình phần sống mũi và trụ mũi cho kết quả dáng mũi đẹp tự nhiên. Với phương pháp này bác sĩ sẽ lấy một đoạn cuối của xương sường số 6, 7 hay 8…
Sở dĩ phải lấy ở phần cuối của xương sườn vì tại đây quá trình tái tạo sụn diễn ra nhanh chóng nhất, không làm ảnh hưởng đến các chức năng hay bộ phận khác, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ cần sụn sườn tự thân giúp bạn trả lời ngay được câu hỏi “nên chọn loại sụn nào để nâng mũi” bởi vì nó an toàn tuyệt đối, không biến chứng, không đào thải dẫn đến hoại tử.
So sánh ưu nhược điểm của các loại sụn nâng mũi hiện nay
Đầu tiên là bảng so sánh sụn nhân tạo:
Sụn nhân tạo | Ưu điểm | Nhược điểm | Giá |
Sụn Silicon | Đa dạng về hình dáng, kích cỡ Mềm dẻo, dễ định hình | Gây kích ứng với cơ địa nhạy cảm Dễ gây bao xơ Độ bám dính không cao Dễ gây tụt sống, bóng đỏ | Thấp |
Sụn Softxil | Lên phom đẹp chuẩn Độ mềm dẻo, bám dính tốt | Có nhiều hàng nhái nên phải lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín | Trung bình |
Sụn Surgiform | Không gây kích ứng ngay cả với cơ địa nhạy cảm Cho hiệu quả lâu dài Mũi nhanh gom, nhanh lành, lên phom chuẩn Độ tương thích cao với cơ thể | Chỉ áp dụng cho các trường hợp nâng mũi mổ hở Giá thành cao | Cao (hơn 10 triệu/ sụn chưa tính chi phí nâng mũi) |
Sụn Pureform | Hiệu quả lâu dài Bám dính tốt Độ tương thích cao | Có nhiều hàng nhái nên phải lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín Giá thành cao | Cao |
Sụn Nanoform | Phù hợp cho người cơ địa nhạy cảm Độ tương thích cao Sụn nhẹ, khả năng định hình tốt | Có nhiều hàng nhái nên phải lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín Giá thành cao | Cao |
Tiếp theo là bảng so sánh sụn tự thân:
Sụn tự thân | Ưu điểm | Nhược điểm | Giá |
Sụn vành tai | Độ tương thích với cơ thể cao Sụn có độ mềm dẻo linh hoạt Dễ lấy sụn | Có thể bị co rút nếu kỹ thuật lấy sụn không đúng Chỉ sử dụng để bọc đầu mũi | Thấp |
Sụn cân cơ | Có độ tương thích cao Ít bị co rút Mềm và thẳng | Có thấy gây sưng 1 – 2 tháng | Thấp |
Sụn vách ngăn | Độ tương thích với cơ thể cao Thẳng và dẻo dai Có độ bền cao, khó biến dạng | Vách ngăn sau khi lấy sụn có thể bị yếu Số lượng sụn hạn chế | Trung bình |
Sụn sườn | Độ tương thích với cơ thể cao Có độ cứng, thẳng thích hợp làm sóng mũi | Giá thành lấy sụn cao Phải được thực hiện trong bệnh viện Quy trình lấy sụn phức tạp | Cao (Hơn 30 triệu cho 1 lần lấy sụn chưa tính chi phí nâng mũi) |
Một số lời khuyên khi lựa chọn sụn để nâng mũi
Sụn nâng mũi đóng vai trò quan trọng trong quyết định dáng mũi có lâu bền với thời gian không, có lên form đẹp chuẩn không.
Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ và chọn lựa loại sụn nâng thích hợp. Sau đây là một số lời khuyên mà bạn cần ghi nhớ khi lựa chọn sụn nâng mũi.
Hiểu rõ mũi của mình có khuyết điểm gì?
Trước khi chọn lựa sụn mũi, bạn cần biết rõ tình trạng mũi của bản thân. Với các dáng mũi không có nhiều khuyết điểm, dáng mũi đang gặp tình trạng thấp tẹt, không quá ngắn thì có thể nâng mũi bằng sụn nhân tạo silicone để nâng cao sống mũi.
Còn nếu mũi trong trường hợp có nhiều khuyết điểm thì cần phải can thiệp vào cấu trúc mũi sâu hơn. Như vậy sẽ có thể ứng dụng kết hợp nhiều loại sụn khác nhau để cải thiện khuyết điểm mũi.
Mặt khác, nếu bạn không bị dị ứng, có cơ địa tốt thì bạn có thể tùy ý chọn các loại sụn nhân tạo khác nhau. Còn nếu cơ địa dữ, nhạy cảm thì nên ưu tiên lựa chọn loại sụn nhân tạo cao cấp như nanoform hoặc sụn tự thân.
Nên kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo
Ngày nay có rất nhiều phương pháp nâng mũi, có phương pháp sử dụng 100% sụn mũi tự thân hoặc 100% sụn nhân tạo.
Tuy nhiên, để hiệu quả thẩm mỹ tốt thì nên kết hợp 2 loại sụn này. Thông thường, nâng cao sóng mũi và dựng trụ mũi dùng sụn nhân tạo, còn để bao bọc, tạo hình đầu mũi thì dùng sụn tự thân (sụn tai).
Mặt khác, bạn cũng cần chú ý là không nên phẫu thuật nâng mũi quá cao. Bởi vì điều này sẽ dễ gây biến chứng như bị lộ sóng, bóng đỏ do mỏng da. Chưa kể, sóng mũi chịu áp lực quá lớn sẽ khiến trụ mũi không ổn định lâu dài, dễ bị lòi sụn.
Xem thêm: Sụn nâng mũi silicon
Lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín
Cơ sở nâng mũi có chất lượng, uy tín thì mới đảm bảo ca nâng mũi diễn ra an toàn, thành công. Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu về sụn mũi nhân tạo thì bạn cũng cần quan tâm đến nơi làm đẹp.
Một cơ sở uy tín sẽ có đội ngũ y bác sĩ giỏi, quy trình thực hiện khép kín, chuyên sâu, đạt chuẩn y khoa… Công nghệ, phương pháp nâng mũi hiện đại tiên tiến. Nhất là chất liệu sụn mũi được kiểm chứng chất lượng an toàn, giúp tránh được tình trạng dị ứng, đào thải do sử dụng sụn chất lượng kém.
Với những thông tin về các sụn nâng mũi trên đây, Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo hi vọng đây sẽ là những thông tin thật sự hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn thắc mắc gì cần giải đáp thì hãy gọi ngay Hotline cho Gangwhoo để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé.