Nhổ răng bị nhiễm trùng là vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay bởi sự ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Vậy dấu hiệu khi răng bị nhiễm trùng là gì cũng như nguyên nhân và cách phòng tránh, điều trị như thế nào, chúng ta cùng theo dõi chi tiết trong bài viết sau nhé.
DẤU HIỆU NHỔ RĂNG BỊ NHIỄM TRÙNG
Các dấu hiệu thường gặp ở trường hợp nhổ răng bị nhiễm trùng có thể được kể đến như:
- Tình trạng đau nhức không có sự thuyên giảm.
- Nướu bị sưng phồng hoặc tấy đỏ, có thể mưng mủ ở ổ răng.
- Hiện tượng bị sưng mặt, sưng má ở ngoài vị trí nhổ răng.
- Bị chảy máu kéo dài, thời gian khoảng hơn 48 giờ.
- Có hiện tượng sốt sau nhổ răng, thân nhiệt cao trên 37 độ C.
- Bị hôi miệng sau khi nhổ răng
Vì nhổ răng là việc sẽ tác động đến phần nướu nên sẽ không tránh được hiện tượng bị đau nhức dẫn đến tình trạng sung và chảy máu sau quá trình nhổ răng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này không thuyên giảm về sau mà ngày càng trầm trọng hơn và đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như đã liệt kê ở trên thì đây chính là những cảnh báo về biến chứng tình trạng nhổ răng bị nhiễm trùng.
2 dấu hiệu dưới đây cũng giúp chúng ta dễ dàng nhận biết hơn về vấn đề nhổ răng bị nhiễm trùng:
- Tình trạng viêm ổ răng khô: vấn đề này xuất hiện ngày 2 – 3 sau khi nhổ răng, khi máu đông bị lệch khỏi vết mổ, không che phủ được cho vị trí tổn thương, tình trạng ổ răng không có mủ, xuất hiện mùi khó chịu, đồng thời gây đau nhức dữ dội. Có triệu chứng viêm kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cho người bệnh bị rơi vào trạng mệt mỏi và ăn uống khó khăn.
- Viêm ổ răng có mủ: độ đau nhức ở trường hợp này có thể nhẹ hơn một chút. Nhưng sẽ có thêm biểu hiện sốt và nướu bị sưng tấy, ổ răng có mủ trắng, khoang miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu, cũng có thể nổi hạch ở vùng cổ, tai,…

NHỔ RĂNG BỊ NHIỄM TRÙNG DO NGUYÊN NHÂN GÌ?
1. Do vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ
Vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng bị nhiễm trùng sau khi nhổ, đặc biệt là vị trí răng số 8
Nếu khách hàng không súc miệng và làm sạch cẩn thận thì thức ăn dễ bị mắc và ứ đọng vào lỗ nhổ răng. Từ đó khiến vi khuẩn và vi trùng hình thành, vết thương dễ bị nhiễm khuẩn.
2. Hút thuốc sau khi nhổ răng gây nhiễm trùng
Hút thuốc lá không tốt đối với những người mới nhổ răng xong, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Khói thuốc đi vào cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở dẫn đến nhiễm trùng.
Hút thuốc lá làm giảm lượng oxy cho quá trình tuần hoàn máu, khiến cục máu đông khó hình thành, từ đó vết thương chậm lành hơn.
Lực hút thuốc quá mạnh cũng khiến cho cục máu đông trên vết thương hở nhổ răng bị vỡ, khiến cho máu có thể chảy – tạo điều kiện cho vi khuẩn đến “làm tổ”.
Khách hàng cần tránh hút thuốc để không làm cản trở sự hồi phục của vết thương hở răng mới nhổ.
3. Dụng cụ nhổ răng bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng
Các dụng cụ y tế là vật dụng tiếp xúc trực tiếp đến khoang miệng bệnh nhân khi nhổ răng. Vì vậy, dụng cụ làm thủ thuật khoang miệng nên được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Khi phòng khám không đủ chất lượng, thiết bị nhổ răng không được khử trùng theo đúng quy định, rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
4. Tay nghề của bác sĩ
Nhổ răng bị nhiễm trùng cũng có thể do nguyên nhân tay nghề và chuyên môn của bác sĩ thực hiện. Trường hợp sau khi nhổ răng, bác sĩ khâu vết thương không đảm bảo thì vi khuẩn và vi trùng sẽ có cơ hội xâm nhập gây viêm nhiễm.
Vì thế nên, dù nhổ răng không quá phức tạp, tuy nhiên khách hàng cần tìm các nha sĩ có nhiều kinh nghiệm. Các nha- bác sĩ ấy sẽ cân đo trước được rủi ro, tránh được việc gây nhiễm khuẩn cho khách hàng.
NHỔ RĂNG BỊ NHIỄM TRÙNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Nhổ răng bị nhiễm trùng không chỉ gây ra những cảm giác đau nhức, sưng tấy khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn hô hấp và ảnh hưởng đến tim.
Khi có hiện tượng nhiễm trùng, vi khuẩn tiếp cận với các mạch máu và cấu trúc xương. Chúng hòa lẫn cố gắng phá hủy chức năng các bộ phận này.
Biểu hiện dễ thấy nếu bị nhiễm khuẩn máu chính là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đột ngột giảm huyết áp. Vì vậy nên cần phải xử lý các ổ viêm nhiễm sau nhổ răng.
Các trường hợp nhiễm trùng sau khi nhổ răng hàm cũng dễ làm ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của cơ thể.
Vị trí răng hàm nằm sát so với khu vực xoang, nên vi khuẩn, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào xoang, từ đó khiến người bệnh khó thở, đau nhức mũi và có hiện tượng chảy dịch xuống họng
Xem thêm: Nhổ răng bao lâu thì tiêu xương?

NHỔ RĂNG BỊ NHIỄM TRÙNG PHẢI CHỮA NHƯ THẾ NÀO?
Nhổ răng bị nhiễm trùng sẽ có phương án chữa trị tốt nhất là bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ nha khoa. Sẽ không có phương án nào an toàn để bệnh nhân có thể thực hiện ở nhà đối với trường hợp này. Bác sĩ sẽ có thể tháo chỉ khâu, loại bỏ ổ viêm nhiễm phía bên trong lỗ nhổ của răng, đặt thêm thuốc kháng sinh nhằm ngăn ngừa vi trùng xâm nhập trước khi máu đông hình thành.
Khách hàng cũng có thể được kê toa thuốc kháng sinh sau khi sử dụng để tình trạng nhiễm khuẩn có khả năng cải thiện dần.
MỘT SỐ CÁCH ĐỂ CÓ THỂ HẠN CHẾ NHIỄM TRÙNG SAU NHỔ RĂNG
1. Chọn hệ thống nha khoa uy tín
Một nha khoa uy tín sẽ có môi trường vô trùng và đội ngũ nha sĩ giỏi, đủ chuyên môn. Vì thế nên phương án tốt và tiết kiệm thời gian nhất chính là lựa chọn hệ thống nha khoa lớn tại phòng khám theo mô hình chuỗi và từng bộ phận được chuyên biệt hóa để đảm bảo tỷ lệ vô trùng cao hơn, từ đó an toàn hơn cho khách hàng.
2. Chăm sóc răng miệng thật cẩn thận
Vấn đề nhiễm trùng sau nhổ răng sẽ được hạn chế nếu chúng ta biết cách chăm sóc răng miệng tốt. Khách hàng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Chườm đá lạnh: làm co mao mạch – cầm máu, giúp giảm đau
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: cố gắng chăm sóc răng miệng thật kĩ trong giai đoạn này dù có hơi khó khăn một chút, cũng nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.
- Ăn thực phẩm mềm: khách hàng nên chú ý dùng các loại đồ ăn mềm như cháo, súp,… để giảm áp lực cho răng và giúp cho vết thương nhanh lành hơn.
Súc miệng bằng nước muối: 24h sau khi nhổ răng, nên dùng nước muối diệt khuẩn cũng như phòng ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm ổ răng.
Dùng thuốc kháng sinh nếu tình trạng viêm bị quá nghiêm trọng, sử dụng thuốc kháng sinh chỉ trong trường hợp cần điều trị dứt điểm tình trạng này.
Nhiễm trùng sau nhổ răng trở nên khó kiểm soát nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

ĐỊA CHỈ NHỔ RĂNG AN TOÀN KHÔNG BỊ NHIỄM TRÙNG TẠI TPHCM
BVTM Gangwhoo – bệnh viện thẩm mỹ uy tín, chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ, nha sĩ Việt – Hàn với chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nhổ và điều trị răng. Với hệ thống cơ sở vật chất 5 sao – trang thiết bị nha khoa hiện đại, giá cả hợp lý cho từng dịch vụ, phù hợp với thu nhập của tất cả mọi đối tượng, còn có chương trình đăng kí trả góp linh hoạt cho Khách hàng.
BVTM Gangwhoo cam kết hài lòng cho khách hàng trong tất cả các dịch vụ chăm sóc răng miệng, kể cả những quy trình nhỏ nhất. Khách hàng sẽ có sự hài lòng tuyệt đối từ thái độ, chất lượng phục vụ cũng như tất cả quy trình dịch vụ tại Gangwhoo.
Đến với Bệnh viện Thẩm mỹ Gangwhoo, Khách hàng được tư vấn về sức khỏe răng miệng bao gồm tất cả những thông tin cần thiết, giúp khách hàng lựa chọn phương pháp điều trị hay thẩm mỹ phù hợp nhất cho bản thân.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã cần thiết để gợi ý cho Khách hàng về vấn đề “Nhổ răng bị nhiễm trùng” cùng với đó là những lưu ý quan trọng mà Qúy khách hàng cần tham khảo kĩ khi có ý định nhổ răng nói riêng và thẩm mỹ nha khoa nói chung.