Cập nhật: 06/08/2024.

Nâng Mũi Bao Lâu Thì Hết Căng Tức? Cách Chăm Sóc Mũi Không Bị Cứng

Theo dõi Gangwhoo trên

Bạn đang lo lắng về thời gian nâng mũi bao lâu thì hết căng tức lâu dài sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng chưa biết rõ chính xác là trong bao lâu? Vậy thì hãy cùng BVTM Gangwhoo đi tìm lời giải đáp chính xác ở nội dung bài viết bên dưới đây nhé!

Nâng Mũi Bao Lâu Thì Hết Căng Tức
Nâng mũi bao lâu thì hết căng tức? Cách chăm sóc mũi không bị cứng

Dấu hiệu nhận biết mũi bị căng tức sau nâng 

Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng sau nâng mũi bị căng tức thông qua các hiện tượng dưới đây:

Nâng Mũi Bao Lâu Thì Hết Căng Tức
Dấu hiệu nâng mũi bị căng tức khi vừa mới nâng
  • Đầu mũi: Cảm giác căng tức, khó chịu tập trung ở đầu mũi.
  • Sống mũi: Đau nhức nhẹ dọc theo sống mũi cảm giác hơi căng cứng.
  • Vùng xung quanh mũi: Khu vực xung quanh mũi như hai bên cánh mũi, má có thể hơi căng tức.

5 nguyên nhân đầu mũi bị căng tức sau nâng 

Sau khi nâng mũi, cảm giác căng tức ở đầu mũi là một hiện tượng có thể xảy ra ở nhiều người và thường do một vài nguyên chính dưới đây gây nên. 

Nâng Mũi Bao Lâu Thì Hết Căng Tức
5 nguyên nhân đầu mũi bị căng tức sau khi nâng

Tay nghề bác sĩ

Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc thực hiện sai kỹ thuật, sẽ dễ dẫn đến tổn thương mô, sụn mũi không được đặt đúng vị trí, gây ra cảm giác căng tức sau phẫu thuật.

Sụn mũi không tương thích

Trường hợp nâng mũi bị cứng cũng thường được ghi nhận bởi sụn không tương thích với cơ thể. Nó có thể gây ra phản ứng hoặc không hấp thụ tốt, dẫn đến tình trạng căng tức và khó chịu. 

Sai quy trình thực hiện

Nâng mũi bị căng tức một phần cũng do quá trình thực hiện không đúng kỹ thuật. Khi đó sẽ dẫn đến các biến chứng như sưng tấy, nhiễm trùng, và căng tức ở đầu mũi. 

Nâng Mũi Bao Lâu Thì Hết Căng Tức
Sai quy trình phẫu thuật nâng mũi cũng khiến vùng mũi bị căng tức

Không tuân thủ chăm sóc đúng cách

Nâng mũi bao lâu thì hết căng tức sẽ kéo dài nếu bạn không chăm sóc đúng cách. Chẳng hạn như không giữ gìn vệ sinh, không tránh các hoạt động gây áp lực lên mũi, hoặc không dùng thuốc đúng liều lượng, có thể dẫn đến tình trạng căng tức, sưng tấy, và nhiễm trùng.

Cơ địa đầu mũi mỏng

Những người có cơ địa đầu mũi mỏng dễ bị tổn thương và khó hồi phục hơn, dẫn đến cảm giác căng cứng kéo dài. 

Nâng mũi bao lâu thì hết căng tức?

Hiện tượng nâng mũi bao lâu thì hết căng tức hầu hết sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 1 đến 2 tuần đầu tiên. Tình trạng này khá phổ biến và thường được xem là hiện tượng tự nhiên của cơ thể khi thích nghi với sụn nâng mới. 

Nâng Mũi Bao Lâu Thì Hết Căng Tức
Nâng mũi sau 1 đến 2 tuần đầu mũi sẽ hết căng tức và khó chịu

Nhưng không phải ai cũng sẽ hết căng cứng đầu mũi trong thời gian này. Mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa hồi phục, cách chăm sóc sau phẫu thuật. Cụ thể bác sĩ sẽ phân loại theo 3 giai đoạn chính:

Gọi tư vấn miễn phí

>> Xem Thêm: Nâng Mũi Bao Lâu Thì Hết Sưng

Giai đoạn 1-2 tuần đầu

Tình trạng căng cứng mũi xuất hiện ở nhiều người và sẽ giảm dần nếu chăm sóc đúng cách. 
Giai đoạn 2-6 thángGiai đoạn này thường phổ biến đối với người có cơ địa khó hồi phục cần chú ý nhiều vào cách chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
Giai đoạn trên 6 tháng

Nếu đầu mũi căng cứng trên 6 tháng thì khả năng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng rất cao cần được đi kiểm tra và khắc phục sớm.

Nâng mũi bị căng tức đầu mũi có nguy hiểm không?

Hiện tượng căng cứng đầu mũi sẽ không gây ra nguy hiểm nếu như thời gian sau nâng mũi bao lâu thì hết căng tức trong khoảng 1-2 tuần

>> Xem Thêm: Nâng Mũi Có Nguy Hiểm Không

Nhưng nếu như thời gian kéo dài hơn bình thường và gây ra các biến chứng bất thường như đau nhức dữ dội, sưng bầm kéo dài, chảy mủ hoặc sốt cao thì hãy cẩn thận. Lúc này bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Cách khắc phục khi đầu mũi bị cứng sau nâng

Nếu như thời gian nâng mũi bao lâu thì hết căng tức không như thông thường. Bác sĩ có thể khắc phục dựa vào từng trường hợp cụ thể. 

  • Đối với trường hợp nhẹ: Bác sĩ thường sẽ tiến hành điều trị bằng kháng sinh để giảm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng. 
  • Đối với trường hợp nặng: Bác sĩ có thể phải tháo bỏ sụn nâng và sau đó đặt sụn mới. Quá trình này có thể đòi hỏi thời gian chờ từ 3 đến 6 tháng để đảm bảo rằng mũi đã hồi phục hoàn toàn trước khi thực hiện phẫu thuật lại. 

Hướng dẫn cách chăm sóc hiệu quả giảm tình trạng căng tức sau nâng mũi

Như bạn cũng biết thời gian nâng mũi bao lâu thì hết căng tức một phần cũng ảnh hưởng bởi cách bạn chăm sóc. Nếu bạn áp dụng cách chăm sóc đúng và hiệu quả thì sẽ sớm sở hữu dáng mũi mềm mại tự nhiên trong thời gian ngắn. 

Hãy lưu ý những cách chăm sóc đã được chúng tôi đề cập bên dưới đây nhé!

Chườm lạnh giảm sưng

Bạn nên sử dụng túi chườm lạnh và chườm nhẹ nhàng xung quanh mũi trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Lưu ý không chườm đá trực tiếp lên da và tránh chườm mạnh để không gây tổn thương da.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và giảm viêm để hạn chế cảm giác đau nhức và sưng tấy. Bạn hãy lưu ý tuân thủ uống thuốc đúng chỉ dẫn và liều lượng được chỉ định để nhanh hồi phục trong thời gian ngắn.

Nâng Mũi Bao Lâu Thì Hết Căng Tức
Uống thuốc giảm đau để tình trạng mũi căng tức thuyên giảm trong thời gian ngắn

Vệ sinh mũi thường xuyên

Bạn nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và tăm bông để vệ sinh mũi nhẹ nhàng. Tránh ngoáy mũi hoặc hỉ mũi mạnh trong thời gian đầu sau khi nâng mũi. Không dùng các chất tẩy rửa hoặc cồn vì dễ gây kích ứng.

Gọi tư vấn miễn phí

Tránh các tác động mạnh

Không sờ tay hoặc cào gãi lên vùng mũi sau khi nâng, đặc biệt trong thời gian mũi đang căng tức. Không đeo kính gọng trong ít nhất 1 tháng đầu tiên sau phẫu thuật. 

Hạn chế các hoạt động thể dục mạnh như chạy bộ, bơi lội,… trong thời gian đầu để tránh làm tổn thương vùng mũi.

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Duy trì việc nghỉ ngơi đúng giờ, đủ giấc đảm bảo 7-8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch. Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng và giảm mức độ căng tức hiệu quả sau nâng mũi.

Nâng Mũi Bao Lâu Thì Hết Căng Tức
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sau khi nâng mũi là điều cần thiết giúp thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng

Tuân thủ chế độ ăn uống

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin và protein lành tính để hỗ trợ quá trình lành thương. Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thịt bò, đồ nếp, hải sản, rau muống,… và thực phẩm quá cứng vì có thể kéo dài tình trạng sưng nề và căng tức. 

Uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây, rau xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết.

Tái khám định kỳ

Bạn cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình hồi phục, đảm bảo tình trạng căng tức đầu mũi không kéo dài quá lâu. Nếu căng tức đầu mũi không giảm và có biểu hiện bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn cao để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Nâng Mũi Bao Lâu Thì Hết Căng Tức
Thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá kết quả nâng mũi

Như vậy, qua nội dung bài viết trên chúng tôi đã giải đáp về vấn đề nâng mũi bao lâu thì hết căng tức. Hy vọng thông tin bài viết trên sẽ giúp bạn yên tâm hơn và biết cách chăm sóc mũi sau khi nâng để nhanh chóng sở hữu dáng mũi mềm mại, tự nhiên.

Hãy kết nối với bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ nếu còn nhiều vấn đề cần giải đáp và hỗ trợ khác nhé!

4/5 - (1 bình chọn)

Tác Giả Bác Sĩ Trần Kim Thạch - Bác Sĩ Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Mũi

robert

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
TỪ BÁC SĨ




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Tư vấn miễn phí
Hình ảnh lớn