Quy Định Về Thời Gian Đào Tạo Liên Tục Theo Thông 22, 26
Quy định về thời gian đào tạo liên tục theo thông tư 22 và 26 của Bộ Y tế rất chi tiết và rõ ràng: Thời gian đào tạo liên tục kéo dài từ 2 – 5 năm liên tiếp với số tiết học từ 48 – 120 tiết tùy vào từng đối tượng. Cụ thể ra sao, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về đào tạo liên tục lĩnh vực y khoa
Thông tư số 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế định nghĩa thuật ngữ đào tạo liên tục CME (Continuing Medical Educaiton) như sau:
Đào tạo liên tục là các khoá đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân.
Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi
Theo Điều 6 thông tư số 22 của Bộ Y tế thì có 5 hình thức đào tạo y khoa liên tục. Các hình thức đào tạo liên tục này bao gồm:
- Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.
- Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo qui định: được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).
- Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 1 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế.
- Hình thức đào tạo liên tục qui định tại Khoản 1 Điều này phải có chương trình và tài liệu đào tạo được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Quy định về thời gian đào tạo liên tục
Quy định về thời gian đào tạo liên tục theo thông tư 22/2013/TT-BYT:
- Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.
- Cán bộ y tế không thuộc trường hợp qui định tại Khoản 1 Điều này có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học.
- Cán bộ y tế tham gia các hình thức đào tạo liên tục khác nhau được cộng dồn để tính thời gian đào tạo liên tục.
Như vậy, đối với các bác sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề bắt buộc phải tham gia các chương trình đào tạo liên tục trong vòng 2 năm liên tiếp với số tiết học là 48 tiết. Còn những cán bộ y tế khác, thời gian đào tạo liên tục là 5 năm với 120 tiết, nhưng bắt buộc phải tham gia ít – 12 tiết học/ năm.
Thông tư số 26 của Bộ Y tế có một chút bổ sung về quy định về thời gian đạo tạo liên tục như sau:
Việc quy đổi thời gian đào tạo liên tục quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này do Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục quyết định theo nguyên tắc căn cứ vào chương trình, thời lượng, nội dung chuyên môn trong đào tạo liên tục và các quy định hiện hành khác.
Tham khảo: Thông từ 26 đào tạo liên tục
Trên đây là những quy định về thời gian đào tạo liên tục cho cán bộ y tế theo những nội dung được nêu ra trong Thông tư số 22 và 26 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đào tạo liên tục. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích.