Quy Định Về Đào Tạo Liên Tục Của Bộ Y Tế
Ngay từ khi luật Khám bệnh – Chữa bệnh, Bộ Y tế đã ban hành những văn bản pháp lý quy định về công tác đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế. Điều này thể hiện rõ tầm quan trọng của việc đào tạo y khoa liên tục đối với sự phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe nước nhà. Cùng tìm hiểu quy định về đào tạo liên tục của Bộ Y tế qua nội dung dưới đây nhé!
Bài viết dưới đây sẽ nếu những quy định đào tạo liên tục đáng chú ý trong thông tư số 22/2013/TT-BYT Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Mời các bạn cùng theo dõi!
Quy định về hệ thống đào tạo liên tục
Mã đào tạo liên tục
Công tác đào tạo liên tục được diễn ra tại các Sở Y tế, bệnh viện và các viện nghiên cứu trung ương. Mỗi cơ sở đào tạo liên tục đủ điều kiện sẽ được cấp mã đào tạo được chia thành 3 loại: A, B, C. Trong đó cụ thể như sau:
- Mã A: bao gồm các trường y tế tổ chức các khóa đào tạo y khoa liên tục tương ứng với chương trình chính quy mà trường đang đào tạo. Mã A được cấp cho các trường y dược.
- Mã B: bồm gồm các bệnh viện, các viện nghiên cứu, các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, tổ chức đào tạo liên tục theo nhiệm vụ. Mã B được cấp cho những cơ sở đào tạo liên tục ở trung ương hay các trung tâm, viên nghiên cứu có chức năng hoạt động toàn quốc.
- Mã C: bao gồm các sở y tế tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế mà Sở đang quản lý và hành nghề trên địa bàn. Mã C được cấp cho các sở y tế các tỉnh/thành phố và y tế các Bộ, Ngành.
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo tự hào khi là bệnh viện thẩm mỹ duy nhất tại TPHCM được Sở Y tế cấp mã đào tạo liên tục C01.38 theo Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013.
Điều kiện cấp mã đào tạo liên tục
Để đủ điều kiện được cấp mã đào tạo liên tục, đơn vị đào tạo cần đáp ứng đủ 4 yếu tố sau đây:
- Đơn vị đào tạo phải có đủ năng lực chuyên môn.
- Đơn vị đào tạo phải xây dựng được chương trình đào tạo liên tục được thông qua bởi Hội đồng cơ sở.
- Đơn vị đào tạo phải có đội ngũ giảng viên có đủ trình độ chuyên môn và được bồi dưỡng thường xuyên.
- Đơn vị đào tạo phải được trang bị những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình học và thực hành của học viên như: giường bệnh, phòng học, thiết bị phục vụ giảng dạy…
Quy định về chương trình và tài liệu đào tại liên tục
Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục được Bộ Y tế ủy quyền cho các trường, các cơ sở y tế, một số bệnh viện và các viện nghiên cứu trung ương đủ thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt.
Trước khi tiến hành mở các khóa đào tạo liên tục, các cơ sở đào tạo phải xây dựng chương trình và soạn thảo tài liệu đào tạo liên tục để trình đơn vị có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt với được tiến hành thực hiện đào tạo.
Quy định về đội ngũ giảng viên giữ trách nhiệm đào tạo liên tục
Theo thông tư 22/2013/TT-BYT, tất cả các khóa đào tạo y khoa liên tục phải bố trí đủ giảng viên, trợ giảng đạt tiêu chuẩn để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Giảng viên chịu trách nhiệm giảng dạy tại các lớp đào tạo liên tục phải là người có đủ trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và có kỹ năng và chứng chỉ sư phạm về lĩnh vực y khoa. Giảng viên phải có trình độ từ đại học trở lên và có chuyên môn phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy.
Quy định về việc quản lý công tác đào tạo liên tục
Trong thông tư 22/2013/TT-BYT đã nêu rõ, Bộ Y tế thống nhất giao cho Cục Khoa học công nghệ và đào tạo hướng dẫn chỉ đạo công tác quản lý đào tạo liên tục trên cả nước.
Bên cạnh đó cũng quy định giao cho Sở Y tế các địa phương trách nhiệm quản lý công tác đào tạo y khoa liên tục tại địa phương mình.
Đồng thời là đầu mối tổ chức Quản lý công tác đào tạo cho các cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý, quản lý chương trình và tài liệu đào tạo, quản lý tài liệu, chứng chỉ, cơ sở dữ liệu và hồ sơ có liên quan.
Ngoài ra, thông tư trên cũng quy định các cơ sở đào tạo liên tục phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo y khoa liên tục hàng năm và trong 5 năm của đơn vị. Sau khi kế hoạch đào tạo được thông qua, cơ sở đào tạo mới được tiến hành triển khai các khóa đào tạo liên tục theo trình tự chặt chẽ.
Một điểm đáng lưu ý khác là, chứng chỉ hoàn thành đào tạo liên tục chỉ có giá trị khi được cấp bởi những cơ sở đào tạo liên tục được cấp mã cấp 1 gồm: Mã A, mã B, mã C.
Quy định về việc quản lý chất lượng các cơ sở đào tạo liên tục
Chất lượng cơ sở đào tạo liên tục ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác đào tạo đó Bộ Y tế quy định rất rõ về vấn đề này. Cụ thể, mỗi chu kỳ 5 năm, Bộ Y tế sẽ tiến hành tái thẩm định và công nhận lại chất lượng các cơ sở đào tạo liên tục. Công tác này sẽ do Cục Khoa học công nghệ và đào tạo thực hiện.
Trên đây là những quy định của Bộ Y tế về việc triển khai công tác đào tạo liên tục dựa trên Thông tư 22/2013/TT-BYT. Hy vọng bài viết đã mang đến bạn những thông tin hữu ích.
Tìm hiểu đầy đủ về Thông tư 22/2013/TT-BYT: TẠI ĐÂY