Cập nhật: 22/02/2024.

Vì Sao Nâng Mũi Bọc Sụn Vẫn Bị Đỏ Đầu Mũi? Cách Khắc Phục

Theo dõi Gangwhoo trên

Bạn thắc mắc về vấn đề nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi điều này làm bạn lo lắng và hoang mang. Hãy bình tĩnh, vấn đề này có thể khắc phục và cải thiện. Cùng tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé!

Nâng Mũi Bọc Sụn Vẫn Bị Đỏ Đầu Mũi
Vì Sao Nâng Mũi Bọc Sụn Vẫn Bị Đỏ Đầu Mũi? Cách Khắc Phục

Vì sao nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi?

Việc có dấu hiệu đau và sưng đỏ sau phẫu thuật nâng mũi là một trạng thái bình thường, và chúng thường sẽ biến mất một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự đỏ ở đầu mũi có thể kéo dài sau phẫu thuật, gây lo lắng cho các bệnh nhân. Các nguyên nhân tiềm năng gây ra hiện tượng này có thể bao gồm:

Xem thêm: Nâng mũi bọc sụn giá bao nhiêu

Phản ứng tự vệ của cơ thể trước phẫu thuật

Đối với một số khách hàng, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng không kịp thích nghi sau nâng mũi và xuất hiện phản ứng tự vệ đối với vật liệu nâng, hiện tượng này thường được các chuyên gia gọi là phản ứng đào thải sụn. Tuy nhiên, đây được xem là dấu hiệu hết sức bình thường sau phẫu thuật. Sau một thời gian ngắn, khi cơ thể đã dần quen với sụn đã được cấy vào mũi sẽ bắt đầu tương thích và trở lại bình thường.

Cơ thể dị ứng với vật liệu độn

Vấn đề dị ứng với vật liệu độn khiến nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi là điều thường gặp ở nhiều ca nâng mũi. Tình trạng này xuất phát từ việc cân đối kích thước sụn quá dài hoặc quá cao hơn so với kích thước mũi dẫn đến việc lớp da mũi bị kéo căng quá mức. Bên cạnh đó, phần lớn nguyên nhân dị ứng xuất phát từ chất liệu sụn nhân tạo không tương thích.

Nâng Mũi Bọc Sụn Vẫn Bị Đỏ Đầu Mũi
Cơ thể dị ứng với vật liệu độn gây nên hiện tượng nâng mũi bọc sụn đầu mũi vẫn bị bóng đỏ

Bị giãn tĩnh mạch

Hiện tượng giãn tĩnh mạch xuất hiện do trong quá trình nâng mũi bọc sụn có những thao tác gây tác động vào phần da mũi, cũng có thể là do đầu mũi không đủ sức để chứa chất liệu được cấy vào. Hiện tượng nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi do giãn tĩnh mạch sẽ dần được cải thiện và sẽ biến mất sau khi cơ thể đã bắt đầu tiếp nhận sụn nâng.

Da đầu mũi quá mỏng gây đỏ đầu mũi

Da đầu mũi quá mỏng nên không thể đủ độ dày để che chắn phần sụn nâng trong giới hạn chịu đựng, khiến phần da tại vị trí đặt sụn căng quá mức là nguyên nhân chủ yếu khiến khách hàng gặp tình trạng nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi.

Nâng mũi L-Line quá cao

Thông thường, các bác sĩ sẽ hướng đến những khách hàng có mong muốn nâng mũi bọc sụn chỉ nên nâng dáng mũi cao ở mức vừa phải. Nếu như nâng mũi quá cao sẽ dễ gây ra những rủi ro, nhất là đối với những người có da mũi quá mỏng, khi nâng mũi L-Line quá cao phần da mũi không đủ để bao bọc nên gây ra hiện tượng nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi.

Nâng Mũi Bọc Sụn Vẫn Bị Đỏ Đầu Mũi
Nâng mũi L-Line quá cao khiến đầu mũi bị bóng đỏ

Sai sót từ cơ sở thẩm mỹ

Cơ sở thẩm mỹ kém uy tín, các bác sĩ chưa có chuyên môn cao dẫn đến việc chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật trong nâng mũi khiến cho đầu mũi phải chịu nhiều áp lực trong quá trình thực hiện dẫn đến hiện tượng bóng đỏ.

Sử dụng chất liệu độn quá cứng, quá cao hoặc đặt chất liệu quá dài

Về phần sụn tự thân sẽ hoàn toàn không xảy ra vấn đề do được lấy từ chính cơ thể khách hàng. Nhưng nếu như nâng mũi bọc sụn không được đảm bảo về mặt quy trình thực hiện, để xảy ra những sai sót từ khâu chọn chất liệu sụn nhân tạo, chất lượng sụn không tốt (quá cứng hoặc quá dày) nên khiến đầu mũi bị cọ xát hoặc kích ứng da gây ra bóng đỏ.

Gọi tư vấn miễn phí
Nâng Mũi Bọc Sụn Vẫn Bị Đỏ Đầu Mũi
Sử dụng chất liệu độn quá cứng, quá cao khiến cho kết quả nâng mũi bọc sụn vấn bị đỏ đầu mũi

Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi có nguy hiểm không?

Nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi đừng quá lo lắng. Điều này là hoàn toàn bình thường và thường xảy ra sau phẫu thuật. Đây chỉ là dấu vết của quá trình phẫu thuật và không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng.

Nâng Mũi Bọc Sụn Vẫn Bị Đỏ Đầu Mũi
Nâng mũi bọc sụn không nguy hiểm, không sưng, không đau

>> Xem Thêm: Nâng mũi bọc sụn được bao lâu

Tuy nhiên, nếu bạn sau khi nâng mũi vẫn đang gặp hiện tượng đỏ đầu mũi kéo dài và thậm chí có đau kéo dài, đây có thể là dấu hiệu rằng phẫu thuật nâng mũi của bạn không diễn ra suôn sẻ. Trong trường hợp này, việc xử lý kịp thời là rất quan trọng để tránh những tình huống xấu nhất, bao gồm cả hoại tử mũi hoặc thủng đầu mũi. Hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia để giải quyết tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả.

Nâng mũi vẫn bị đỏ đầu mũi bao lâu thì hết?

Sau phẫu thuật nâng mũi bọc sụn, sự xuất hiện của sưng đỏ và bầm tím trong vòng 1-2 ngày đầu là hoàn toàn bình thường. Sau khoảng thời gian 3-4 ngày, các dấu hiệu này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn sau 7-10 ngày. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể sau phẫu thuật nâng mũi.

Nâng Mũi Bọc Sụn Vẫn Bị Đỏ Đầu Mũi
Nâng mũi vẫn bị đỏ đầu mũi bao lâu thì hết? Mũi sẽ hết đỏ sau khoảng 7 đến 10 ngày

Khi hiện tượng đau và đỏ biến mất, mũi của bạn sẽ bắt đầu thích nghi với sụn mới và bắt đầu quá trình hồi phục để lấy lại hình dáng tự nhiên của nó. Khoảng sau 1 tháng, mũi và sụn nâng sẽ hoàn toàn thích nghi thành công và trở nên mềm mại, tự nhiên hơn.

Tips để tránh nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi hiệu quả

Mặc dù phương pháp nâng mũi bọc sụn đã được chứng minh là hiệu quả và an toàn hơn so với nhiều phương pháp khác, tuy nhiên, vẫn có khả năng gây ra hiện tượng đỏ đầu mũi sau khi phẫu thuật do một số nguyên nhân đã được đề cập trước đó. 

Để tránh những tình huống này, bệnh nhân nên chuẩn bị một cách cẩn thận trước khi quyết định nâng mũi, bao gồm:

  • Lựa chọn đơn vị uy tín: Với đơn vị thẩm mỹ chất lượng có đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực này. Điều này đảm bảo kỹ thuật nâng mũi được thực hiện an toàn và chất lượng. Các cơ sở uy tín thường áp dụng công nghệ thẩm mỹ hiện đại để giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.
  • Kết hợp sử dụng sụn nhân tạo và sụn tự thân: Nếu da mũi mỏng, nên xem xét lựa chọn sử dụng sụn nhân tạo kết hợp với sụn tự thân lấy từ cơ thể. Sự kết hợp này có thể giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng và rủi ro sau phẫu thuật.
  • Chọn dáng mũi cao vừa: Tránh lựa chọn dáng mũi quá cao, vì điều này có thể làm mất tỷ lệ và tạo cảm giác giả lập trên khuôn mặt. Chọn một dáng mũi phù hợp và tự nhiên để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Cách khắc phục đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi bọc sụn

Đối với trường hợp đầu mũi bóng đỏ nhẹ

Với những trường hợp mũi đỏ ít, chỉ kéo dài từ 1 – 4 ngày đầu lúc này bạn hoàn toàn có thể xử lý một cách đơn giản. Chỉ bằng cách vệ sinh mũi sạch sẽ theo chỉ dẫn thật cẩn thật ngày đều đặn 2 lần/ngày có thể khắc phục.

Trong thời điểm này cũng phải lưu ý đến chế độ ăn uống thật khoa học. Đặc biệt cần phải loại bỏ các nhóm thực phẩm như trứng, rau muống,…Trong 1 đến 3 tuần đầu tiên không được sử dụng mỹ phẩm và dầu nóng bôi lên mũi. 

Trường hợp bóng đỏ nhiều

Nếu sau 4-7 ngày từ quá trình nâng mũi bọc sụn, tình trạng đỏ đầu mũi vẫn diễn ra và có sự biến chuyển nặng hơn. Ngay lúc này hãy đi thăm khám tại các đơn vị thẩm mỹ. Điều này đảm bảo rằng bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cũng sẽ được xử lý kịp thời.

Gọi tư vấn miễn phí

Trong trường hợp này, ban đầu, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau và chống viêm và theo dõi sự phát triển của tình trạng trong vòng 7 ngày. Nếu hiện tượng đỏ đầu mũi không giảm bớt hoặc trở nên tồi tệ hơn, bác sĩ có thể quyết định tiến hành tháo sụn hoặc thậm chí phải thực hiện phẫu thuật lại để giải quyết vấn đề.

Nâng Mũi Bọc Sụn Vẫn Bị Đỏ Đầu Mũi
Trườn ghợp mũi đỏ nhiều hãy đến tư vấn và thăm khám với bác sĩ để nhanh chóng khắc phục tình trạng sớm nhất có thể

Trường hợp sau 1 – 2 tháng đầu mũi vẫn đỏ

Nếu đỏ đầu mũi kéo dài suốt 2 tháng sau quá trình nâng mũi bọc sụn, mũi của bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, và đôi khi thậm chí hoại tử. Trong tình huống này, bác sĩ sẽ thực hiện tháo sụn và tiến hành phẫu thuật để tạo lại hình dáng mũi và loại bỏ phần mô bị tổn thương bên trong mũi.

Hơn nữa, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng đỏ đầu mũi, bác sĩ sẽ đề xuất cách xử lý cụ thể, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và giải quyết vấn đề:

  • Trong trường hợp mũi đỏ là kết quả của việc nâng mũi quá cao, bác sĩ sẽ loại bỏ sụn cũ và thay thế bằng sụn mới có độ cao và kích thước phù hợp hơn. 
  • Nếu da ở đầu mũi quá mỏng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại độ cao của mũi và sẽ tư vấn sử dụng sụn mỏng và mềm dẻo hơn để giảm áp lực lên da ở đầu mũi, từ đó tránh nguy cơ lộ sóng hoặc thủng đầu mũi.
  • Trong trường hợp mũi quá ngắn, khách hàng có thể cần nâng mũi bằng sụn nhân tạo kết hợp với sụn vách ngăn để kéo dài đầu mũi. Việc sử dụng sụn tự thân để bọc đầu mũi có thể giúp giảm thiểu tình trạng đỏ đầu mũi một cách tối đa.

Nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, vì qua nội dung trên có thể khắc phục tình trạng này. Hãy theo dõi và phát hiện sớm nếu thấy điều bất thường hãy tìm đến các chuyên gia để được HỖ TRỢ sớm. 

Cũng đừng ngần ngại kết nối với bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ nếu bạn còn nhiều điều cần giải đáp khác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Tác Giả GS.BS Park Sung Yong

bs park sung yong

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
TỪ BÁC SĨ




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Tư vấn miễn phí