Cập nhật: 10/01/2025.

Nâng Mũi Ăn Mì Tôm [Mì Gói] Được Không? Những Tác Hại?

Theo dõi Gangwhoo trên

Chắc hẳn mì tôm hay mì gói đã quá quen thuộc với chúng ta. Đây là món ăn “cứu đói” cực kỳ ưa thích của nhiều người. Nhiều người cho rằng sau nâng mũi không được ăn mì tôm, một số khác có ý kiến ngược lại. Vậy sau khi sửa mũi nâng mũi ăn mì tôm được không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Nâng Mũi Ăn Mì Tôm Được Không?
Nâng Mũi Ăn Mì Tôm Được Không?

Nâng mũi ăn mì tôm được không?

Nâng mũi ăn mì tôm được không? Theo các chuyên gia, ăn mì tôm (mì gói) không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người khỏe mạnh mà còn cả những người vừa mới nâng sửa mũi xong. Lý do là mì tôm chứa nhiều muối natri, chất bảo quản, chất béo bão hòa và carbohydrate ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sau nâng mũi, vì thế mới nâng mũi xong không nên ăn mì tôm.

Những tác hại khi ăn mì tôm sau khi vừa mới nâng mũi xong

Ăn mì tôm sau nâng mũi có thể khiến mũi chảy máu

Theo một nghiên cứu của FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ), trong thành phần của những gói mì tôm có rất nhiều muối.

Một gói mì bình thường có thể chứa tới 2.700 mg Natri. Con số này vượt ngưỡng tối đa mà cơ thể con người có thể nạp vào mà không ảnh hưởng đến sức khỏe (2.300 mg). Ở những người mắc bệnh, lượng Natri được phép nạp vào cơ thể thậm chí còn thấp hơn, chỉ ở mức 1.500 mg.

>> Xem Thêm: Nâng Mũi Ăn Khổ Qua Được Không

Hậu quả khi ăn mì tôm có quá nhiều muối natri là khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh, làm cho máu trong thành mạch hoạt động mạnh. Điều này vết thương chưa lành dễ bị chảy máu tại vùng phẫu thuật (vùng mũi). Điều này đe dọa nghiêm trọng đến khả năng phục hồi của chiếc mũi sau nâng.

Ăn mì gói dễ khiến mũi bị dị ứng sụn

Trong thành phần làm ra mì gói có không ít chất độc hại. Tiêu biểu là: dầu mỡ, các chất phụ gia thực phẩm, chất bảo quản, propylene glycol…Những chất này có thể gây ảnh hưởng, làm giảm khả năng thích ứng của chất liệu sụn với cơ thể dẫn đến hiện tượng dị ứng sụn, đào thải sụn.

Mũi chậm hồi phục hơn khi ăn mì tôm thường xuyên

Mì tôm giàu năng lượng nhưng rất nghèo nàn về mặt dinh dưỡng. Do vậy ăn mì tôm thường xuyên sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất cần thiết dẫn đến quá trình hồi phục hậu phẫu bị cản trở.

Cung cấp không đủ dinh dưỡng cho cơ thể còn khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập. Hậu quả là nguy cơ mũi bị nhiễm trùng cũng cao hơn.

Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, những độc tố có trong mì tôm còn có thể dẫn đến tình trạng dị ứng sụn. Vấn đề này cũng ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ phục hồi của mũi.

Nâng mũi bao lâu được ăn mì tôm?

Sau khi biết được đáp án cho câu hỏi nâng mũi ăn mì tôm được không, “tín đồ” của mì gói còn thắc mắc kiêng bao nhiêu lâu thì có thể ăn mì tôm trở lại.

Gọi tư vấn miễn phí

Câu trả lời là: Bạn nên kiêng ăn mì tôm trong vòng khoảng 1 tháng. Sau 1 tháng, khi chiếc mũi đã ổn định, vết thương lành lặn thì bạn có thể ăn mì tôm trở lại. Nhưng hãy nhớ không nên ăn mì tôm quá thường xuyên vì sở dĩ món ăn này không có lợi cho sức khỏe.

>> Xem Thêm: Nâng Mũi Có Ăn Được Thịt Vịt Không

Vẫn muốn ăn mì tôm thì cách chế biến như thế nào?

Nếu bạn là một tín đồ của các sợi dai, mềm và bạn muốn thưởng thức món ăn này vào lúc đó, dù cho bạn đã biết nâng mũi có ăn mì tôm được không thì bạn có thể tham khảo cách chế biến sau:

  • Chế nước sôi vào tô mì, trụng qua để có thể loại bỏ nước đầu tiên.
  • Thay thế những loại gia vị có sẵn ở trong mì tôm bằng các gia vị thông thường mà bạn thường dùng. Nấu mì cùng với các thực phẩm dinh dưỡng như thịt, tôm,…
  • Uống nước lọc hay nước ép trái cây để giảm thiếu các chất gây hại đối với sức khỏe có ở trong mì.

Nhưu vậy, để có món mì tôm ngon, nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục mũi của bạn có thể cho thêm nhiều loại rau vào trong tô mì của mình, đồng thời giảm lượng mì lại.

Những thực phẩm có thể thay thế mì gói

Sự tiện lợi của mì gói là không phải bàn cãi. Nhưng sau nâng mũi không thể ăn mì gói thì những người quá bận rộn có thể có lựa chọn thay thế được mì gói hay không? Câu trả lời là có, bao gồm:

  • Yến mạch
  • Bánh mì nguyên cám
  • Bún, phở, miến
  • Cháo, súp

Danh sách những thực phẩm nên kiêng ăn và nên ăn sau khi nâng mũi

Bên cạnh mì tôm, có nhiều thực phẩm khác mà bạn nên và không nên ăn sau khi nâng mũi. Đó là những thực phẩm nào, tiếp tục theo dõi để khám phá nhé.

Những thực phẩm không nên ăn sau khi nâng mũi ngoài mì tôm

  • Đồ ăn, thực phẩm cứng
  • Thịt bò, thịt trâu, thịt dê
  • Cá biển và các loại hải sản
  • Thịt gà, thịt vịt, thịt ngan
  • Xôi và các món ăn làm từ gạo nếp
  • Rau muống
  • Những thức ăn đã lên men
  • Đồ ăn quá mặn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh.
  • Bia rượu, cà phê, các chất kích thích, các chất gây nghiện.

Nâng mũi nên ăn gì?

  • Những loại thực phẩm, đồ ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa
  • Thức phẩm giàu vitamin A, C, E như: các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, quả bơ, dầu ô liu, các loại hạt…
  • Ăn nhiều rau củ có màu xanh đậm như: bông cải xanh, rau chân vịt…
  • Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Ăn thịt lợn, nấm, đậu hũ để bổ sung đủ protein cho cơ thể.
  • Uống từ 2 – 3 lít nước một ngày.

Lời kết

Vậy là bài viết của Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo trên đây đã giải đáp câu hỏi: “Nâng mũi ăn mì tôm được không?” Mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đó có những thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác Giả Bác Sĩ Trần Kim Thạch - Bác Sĩ Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Mũi

robert

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
TỪ BÁC SĨ




Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Tư vấn miễn phí
Hình ảnh lớn