Cập nhật: 28/12/2022.

Để “cam kết ảo, hành nghề thật” không còn hoành hành trong đào tạo thẩm mỹ

Theo dõi Gangwhoo trên

Dù Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 và sửa đổi bổ sung bằng Thông tư 26 ngày 28/12/2020 về Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế (CME), thế nhưng những ca phẫu thuật thẩm mỹ gây sự cố cho khách hàng vẫn không ngừng xảy ra. Tình trạng “tay ngang” bất chấp quy định, hành nghề, đào tạo “chui” vẫn nhan nhản với rất nhiều nguy cơ.

Cam kết ảo, hành nghề thật

Có thể nói, thị trường thẩm mỹ tại Việt Nam hiện nay khá lộn xộn dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý. Từ thợ làm tóc đến nhân viên massage đều hồn nhiên tiêm filler và chất thon gọn (phương pháp xóa nếp nhăn) cho khách hàng khi họ yêu cầu.

Thực tế, những “thợ thẩm mỹ” được đào tạo và “cho ra lò” hằng năm rất nhiều, nhưng không phải ai cũng được đào tạo bài bản. Tình trạng kém chuyên môn, thậm chí việc cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ có phần dễ dãi của một số cơ sở thẩm mỹ đã gây ra nhiều hệ lụy. Hậu quả, số ca bị biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng tăng trong những năm gần đây.

Cầm hồ sơ xin việc đến Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo, chị Nguyễn Mai T., 23 tuổi, quê tỉnh An Giang, nói chị có thể cắt mí mắt, tiêm silicon và làm tiểu phẫu đơn giản. Thậm chí, chị còn khẳng định, các yêu cầu như nâng mũi, gọt cằm, nâng ngực, chị sẵn sàng nhận làm nhưng… sẽ chuyển qua thẩm mỹ viện từng học để họ thực hiện, còn mình hưởng tiền dịch vụ ban đầu.

Chị T. thật thà tiết lộ: “Nói là học về thẩm mỹ gần một năm nay chứ thật ra điều được dạy hằng ngày chỉ là những thao tác massage đơn giản. Trong quá trình ở đó, thấy ai làm gì thì mình học theo. Nhìn rồi bắt chước, làm một thời gian là quen tay”.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo

 

“Mang con bỏ chợ”

Theo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo, tính từ tháng 1/2021 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận hơn 200 ca biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó các ca mũi hỏng chiếm đến 60%. Đại diện bệnh viện cho biết, phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi hiện nay được nhiều người làm nhất. Nhưng không ít người lại có suy nghĩ đây là phẫu thuật đơn giản rồi đến các cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín thực hiện, nên loại hình phẫu thuật này xảy ra biến chứng ngày càng nhiều. Thậm chí, một số dịch vụ làm đẹp không có chuyên môn, hành nghề bằng cách thuê người bên ngoài vào phẫu thuật. Hệ quả để lại là phẫu thuật không như ý muốn, nặng hơn là biến chứng dẫn tới việc sửa tới sửa lui, càng sửa càng sai.

Cách đây không lâu, chị Hoàn Thị M., 36 tuổi, quê tỉnh An Giang, tới gặp bác sĩ với chiếc mũi sưng phù, đang mưng mủ và có nguy cơ bị hoại tử. Chị M. tức tưởi kể: “Sau năm lần hẹn tư vấn, họ chốt ngày giờ làm và đưa tôi vào một cơ sở khác, không phải thẩm mỹ viện. Sau mấy lần chỉnh sửa không thành công, người “chăm sóc” tôi từ lúc tư vấn giờ gọi không nghe máy, nhắn tin không trả lời”.

Việc điều trị cho những người bị biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ khó hơn bội phần so với tiến hành thẩm mỹ cho những người làm từ đầu. Phải hơn hai tiếng ca phẫu thuật sửa mũi hỏng của chị M. mới khắc phục được. Thạc sĩ – bác sĩ Lê Sơn Lâm, Giám đốc chuyên môn của Bệnh viện Gangwhoo, cho biết: “Chúng tôi tái cấu trúc mũi, lấy sụn tự thân để gia cố cấu trúc đầu mũi, tạo độ cong và dựng trụ mũi, giúp đầu mũi được kéo dài và kín. Kết hợp sụn nhân tạo Nanoform tạo nên phần sống mũi, tạo dáng Sline hoặc Lline, sống mũi được nâng cao tự nhiên, đầu mũi tròn đẹp, hạn chế tối đa biến chứng sau khi sửa”.

Qua những vụ việc về chăm sóc sắc đẹp hiện nay, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân phải tìm hiểu rõ ràng, cẩn thận chọn lọc thông tin trước khi quyết định chọn cơ sở thực hiện chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. Hiện nay, sở đã đưa ra các ứng dụng tiện ích để người dân tra cứu cơ sở khám chữa bệnh, chọn lựa hay quyết định sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho mình. Ngoài ra, người dân có thể tra cứu các cơ sở y tế có sai phạm đã được Sở Y tế công khai trên cổng thông tin điện tử của sở.

Gọi tư vấn miễn phí

Theo Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 và sửa đổi bổ sung bằng thông tư 26 ngày 28/12/2020 về Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế (CME), cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong hai năm liên tiếp sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Cán bộ y tế không thuộc trường hợp quy định này có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong năm năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo là bệnh viện thẩm mỹ được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện tham gia đào tạo liên tục cán bộ y tế với các nội dung theo chức năng nhiệm vụ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình và tài liệu đào tạo theo Quyết định số 51/QĐ-K2ĐT. Mã cơ sở đào tạo liên tục là C01.38.

Nguồn: Báo Phụ Nữ

5/5 - (1 bình chọn)

Tác Giả Ths. Mai Phương Thủy

tp dao tao lien tuc 1

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
TỪ BÁC SĨ




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 666 879 Tư vấn miễn phí
Hình ảnh lớn