Cập nhật lần cuối: 02/12/2022.

Các Dấu Hiệu Nhiễm Trùng Sau Khi Nâng Mũi

Theo dõi Gangwhoo trên

Nhiễm trùng là một biến chứng sau nâng mũi nguy hiểm mà chẳng ai muốn xảy đến với mình. Nhưng nếu chẳng may nâng mũi bị nhiễm trùng làm sao để phát hiện? Bài viết dưới sẽ tổng hợp 4 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi mà bạn cần hết sức cảnh giác. Cùng theo dõi nhé!

Các Dấu Hiệu Nhiễm Trùng Sau Khi Nâng Mũi
Các Dấu Hiệu Nhiễm Trùng Sau Khi Nâng Mũi

Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi

Sống mũi, đầu mũi bị sưng bầm dai dẳng

Sống mũi đầu mũi bị sưng tấy là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi phổ biến. Sau phẫu thuật nâng mũi, hiện tượng sưng bầm là hoàn toàn bình thường. Nhưng nào tình trạng này kéo dài từ 2 tuần trở lên thì bạn phải hết sức cảnh giác vì mũi của bạn khả năng cao đã bị nhiễm trùng.

Nóng sốt và đau nhức vùng mũi

Hiện tượng nóng sốt và đau nhức mũi cũng là một dấu hiệu nhiễm trùng sau nâng mũi mà chúng ta cần phải cảnh giác. Nhất là khi sốt đi kèm với hiện tượng nổi hạch thì càng khẳng định chắc nịch rằng mũi của bạn bị nhiễm trùng. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 – 40 độ, toàn thân mỏi mệt, uể oải, cảm giác cạn kiệt sức lực.

Xem thêm: Nâng mũi bị lệch

Mũi tiết dịch nhầy, có mùi hôi

Tình trạng chảy máu, tiết dịch là bình thường đối với phẫu thuật thẩm mỹ mũi. Bạn sẽ phải thường xuyên thay băng gạc để thấm lượng dịch tiết ra từ mũi này. Sau 1 – 2 ngày tình trạng này sẽ thuyên giảm. Nếu như sau đó, mũi bạn vẫn chảy nhiều máu mủ, dịch nhầy có mùi hôi khó chịu, thì có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng sau nâng mũi.

Mũi chuyển sang màu đen

Khi mũi chuyển sang màu đen tức là tình trạng nhiễm trùng đã khá trầm trọng. Vi khuẩn xâm nhập và làm chết các tế bào bên trong khoang mũi, khiến da mũi chuyển sang màu đen. Rất mất thẩm mỹ và đe dọa trực tiếp đến “sức khỏe” của chiếc mũi.

dau hieu nhiem trung sau khi nang mui bvtm gangwhoo 2
các trường hợp nhiễm trùng sau nâng mũi

Nguyên nhân xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi

Bác sĩ tay nghề yếu kém

Kỹ thuật, tay nghề, trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ nâng mũi có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một ca phẫu thuật nâng mũi. Bác sĩ “non” kinh nghiệm, tay nghề yếu kém thực hiện thao tác bóc tách, đặt sụn không chính xác gây ra nhiều tổn thương cho chiếc mũi. Điều này khiến nguy cơ nhiễm trùng là rất cao.

Dụng cụ phẫu thuật nâng mũi không đảm bảo vô trùng

Tính vô trùng của phòng mổ, dụng cụ phẫu thuật quyết định rất lớn đến sự thành công của ca nâng mũi. Nâng mũi tại các spa, cơ sở làm đẹp chui điều kiện vô trùng không được đảm bảo tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong đó nguy cơ nhiễm trùng sau nâng mũi là cực kỳ lớn.

Sụn nâng mũi chất lượng kém

Sử dụng sụn nâng mũi chất lượng kém, không rõ nguồn gốc thường không có tính tương thích cao với cơ thể. Loại sụn này sau khi được cấy ghép vào khoang mũi sẽ sinh ra kích ứng, đào thải, đe dọa không nhỏ đến vẻ đẹp của dáng mũi sau phẫu thuật.

Sức đề kháng yếu, cơ địa đề kháng với kháng sinh

Đây là nguyên nhân nhiễm trùng đến từ cơ địa của người nâng mũi. Khách hàng có nhiều bệnh nền, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh dẫn đến cơ thể đề kháng kháng sinh. Điều này khiến thuốc kháng sinh không phát huy tác dụng, làm vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể có điều kiện phát triển mạnh, dẫn đến nhiễm trùng.

Ngoài ra sức đề kháng của cơ thể quá yếu cũng là nguyên nhân khiến khả năng nhiễm trùng sau khi nâng mũi gia tăng.

Gọi tư vấn miễn phí

Chủ quan, sơ ý trong chăm sóc hậu phẫu

Việc không đảm bảo vệ sinh mũi cẩn thận, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, không làm theo các hướng dẫn những chỉ định của bác sĩ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi bị nhiễm trùng sau nâng.

Hậu quả khôn lường khi mũi bị nhiễm trùng sau nâng

Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi, nếu không xử lý kịp thời sẽ kéo theo những hậu quả vô cùng đáng ngại, bao gồm:

  • Mũi bị biến dạng, mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
  • Mũi bị hoại tử.
  • Sụn tự thân bị ăn mòn.
  • Sức khỏe bị ảnh hưởng tiêu cực.
  • Suy giảm chức năng của chiếc mũi.
  • Khiến chủ nhân chiếc mũi mất đi sự tự tin, gây ra vết thương trong tâm lý.

Hướng dẫn xử lý các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương nâng mũi

Trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi, bạn cần tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín nhanh chóng, để được những bác sĩ chuyên khoa mũi chuẩn đoán và chỉ định phương pháp khắc phục hiệu quả. Tùy thuộc mức độ nhiễm trùng của bạn, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật lại. Theo đấy, bạn sẽ được rút bỏ đi phần sụn cũ đi, xử lý nhiễm trùng và đặt lại phần sụn mới vào. Với phương pháp nâng mũi cấu trúc, 2/3 sóng mũi sẽ được đặt loại sụn nhân tạo mềm mại để nâng cao, ½ đầu mũi được xử lý với sụn tự thân bao gồm sụn vách ngăn để dựng trụ mũi, sụn vành tai để bọc đầu mũi, đem lại sự cứng cáp cần thiết và ngăn ngừa biến chứng sau phẫu thuật.

Nâng mũi cấu trúc giúp cho bạn giải quyết mọi vấn đề về mũi xấu hoặc bị biến chứng, đem lại dáng mũi hình chữ S cong thật mềm mại chạy dọc từ chân mũi đến trán, tạo nên một vẻ ngoài đẹp tự nhiên và cực kỳ quyến rũ.

Cách phòng tránh các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi

Để giảm thiểu và phòng tránh xuống mức thấp nhất nguy cơ xảy ra những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi cần chú ý những vấn đề sau:

  • Luôn phải thực hiện sát khuẩn khu vực phẫu thuật, dụng cụ phẫu thuật trước khi thực hiện phẫu thuật.
  • Trong quá trình phẫu thuật, những dụng cụ dùng để xử lý khoang mũi và bóc tách đặt vật liệu nâng mũi cần được sử dụng riêng biệt, không dùng chung để đảm bảo vô trùng tốt nhất.
  • Lựa chọn áp dụng những kỹ thuật nâng mũi không gây chấn thương để tránh làm rách niêm mạc mũi, tổn thương mô gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.
  • Rút ngắn thời gian phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi xong.
  • Chú ý xử lý và khử khuẩn vật liệu nâng mũi trước và sau khi thực hiện phẫu thuật.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng sau khi phẫu thuật nâng mũi xong.

Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật xử lý nhiễm trùng sau nâng mũi

Sau khi hoàn thành ca phẫu thuật sửa mũi hỏng để khắc phục những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi, bạn cần chăm sóc chiếc mũi theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chú ý giữ vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Bảo vệ chiếc mũi không để tiếp xúc với nước, bụi bẩn và không sờ hay đụng chạm gì lên mũi.
  • Không hoạt động mạnh, tập thể dục thể thao cường độ, không khuân vác vật nặng.
  • Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không dùng thuốc khác khi chưa được cho phép.
  • Tránh xa những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến mũi như: thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống, bia rượu, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, các chất kích thích…
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi và uống đủ nước.

Xem thêm: nâng mũi bị hỏng

Địa chỉ xử lý mũi nhiễm trùng sau nâng, sửa mũi hỏng hàng đầu hiện nay

Xử lý mũi bị nhiễm trùng là một ca sửa mũi hỏng phức tạp, đòi hỏi đơn vị tiến hành xử lý phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Hiện nay, địa chỉ nâng mũi thẩm mỹ uy tín có rất nhiều. Nhưng một địa chỉ sửa mũi hỏng đáng tin cậy thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi đây là ca phẫu thuật rất khó, không phải bác sĩ nào cũng đủ khả năng thực hiện.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo với Bác sĩ Phùng Mạnh Cường chính là một địa chỉ sửa mũi hỏng, xử lý nhiễm trùng mũi sau nâng hàng đầu mà bạn có thể tin tưởng.

Gọi tư vấn miễn phí

Hành trình tìm lại dáng mũi bình thường của cô gái 4 lần sửa mũi hỏng, mũi bị nhiễm trùng và co rút

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo sửa mũi hỏng hàng đầu tại Việt Nam

Sửa mũi bị co rút cho khách hàng 15 lần sửa mũi hỏng

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo đã xử lý rất nhiều trường hợp mũi hỏng sau nâng do các nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nhiều trường hợp sửa mũi rất nhiều lần, cấu trúc mũi bị hủy hoại cực kỳ nghiêm trọng, khách hàng đã đến nhiều địa chỉ khác nhau nhưng bác sĩ từ chối điều trị.

Chính vì thế, nếu bạn đang tìm kiếm một nơi bạn có thể an tâm giao phó xử lý chiếc mũi bị nhiễm trùng sau nâng của mình. Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo là cái tên xứng đáng để bạn lựa chọn.

Kết quả sửa mũi hỏng tại bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo

sua mui hong

sua mui hong 6 min

sua mui hong bvtm gangwhoo 1 1

Gọi tư vấn miễn phí

 

sua mui hong bvtm gangwhoo 1

sua mui hong 2 1

Báo chí nói về phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng tại BVTM Gangwhoo

Kết luận

Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi bao gồm: sưng tấy và đau nhức lâu ngày, sốt cao, mũi chảy mủ tiết dịch nhầy, mũi chuyển sang màu đen. Nguyên nhân khiến mũi bị nhiễm trùng do điều kiện phẫu thuật không đảm bảo, bác sĩ yếu kém, cơ địa và chăm sóc hậu phẫu thiếu chu đáo.

Bài viết trên đây vừa tổng hợp 4 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có được những thông tin hữu ích.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận phía dưới bài viết này. Hoặc liên hệ trực tiếp về Hotline: 0901666879 để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Tác Giả ThS.Bs Lê Sơn Lâm

bs le son lam

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
TỪ BÁC SĨ




    Bác sĩ Park tư vấn miễn phí

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0901 666 879 Tư vấn miễn phí