Cập nhật lần cuối: 04/06/2022.

Có Bầu Nhổ Răng Được Không? Bác Sĩ Tư Vấn

Theo dõi Gangwhoo trên

Có bầu nhổ răng được không là vấn đề được quan tâm rất nhiều đối với các thai phụ có nhu cầu nhổ răng, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để các mẹ bầu có thêm kiến thức về nhổ răng trong quá trình mang thai nhé

CÁC VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG PHỤ NỮ MANG THAI THƯỜNG GẶP

1. Viêm nướu

Phụ nữ mang thai có sự thay đổi phần nướu răng, nướu sẽ đỏ hơn, có thể có tình trạng chảy máu trong khi chải răng. Nhiều thai phụ có tình trạng nướu bị sưng, gây ra tình trạng chảy máu nghiêm trọng, những bệnh này là viêm nướu thai kỳ. Xuất hiện vào tháng thứ hai của thai kỳ, phát triển nặng hơn vào tháng thứ tám. Khi em bé chào đời, những hiện tượng này cũng sẽ được cải thiện và dần biến mất đi

Nguyên nhân của sự thay đổi này là do có sự gia tăng nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng cao gấp 10 lần so với bình thường. Đây là điều kiện thuận lợi để sự phát triển của hệ vi khuẩn gây ra viêm nướu. Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ cũng không giống như bình thường nên dẫn đến phản ứng của cơ thể so với vi khuẩn gây viêm nướu cũng khác đi.

Có Bầu Nhổ Răng Được Không?
Có Bầu Nhổ Răng Được Không?

2. Sâu răng

Sâu răng không nhất định là tăng trong thời gian mang thai. Nhưng chính vấn đề kém trong vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống thay đổi chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Tăng cảm giác thèm ăn, và cảm giác thèm ăn tại thời điểm mang thai sẽ dẫn đến việc các bữa ăn nhẹ cũng như các loại thực phẩm có chứa đường cao, đây cũng là nguyên nhân góp phần sâu răng

Có Bầu Nhổ Răng Được Không?
Có Bầu Nhổ Răng Được Không?

3. Viêm nha chu

Bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai là do nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi của nội tiết tố làm cho mạch máu ở phần nướu bị kích thích, khiến cho nướu bị sưng đỏ và nhạy cảm hơn bình thường. Trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển thành viêm nha chu và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.

Có Bầu Nhổ Răng Được Không?
Có Bầu Nhổ Răng Được Không?

4. Mòn men răng

Răng được bảo vệ bởi lớp men răng.  Khi mang thai, sẽ dễ gặp chứng ợ chua và nôn ói ở mẹ bầu khiến cho acid của dạ dày sẽ đẩy lên khoang miệng, gây tiếp xúc trực tiếp với men răng cũng như ngà răng gây  nên hiện tượng mòn răng.

Xem thêm: Nhổ Răng Xong Có Được Đánh Răng Không?

Trong trường hợp, răng bị mòn nặng đến mức bị lộ lớp ngà răng bên trong thì lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy ê buốt, đặc biệt là khi ăn uống các thức ăn lạnh hoặc khi thở bằng miệng. Điều trị tình trạng này khá phức tạp.

Có Bầu Nhổ Răng Được Không?
Có Bầu Nhổ Răng Được Không?

SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ẢNH HƯỞNG THAI NHI NHƯ THẾ NÀO?

1. Khi mẹ mang thai bị sâu răng dễ sinh non và sảy thai gấp 2-3 lần so với phụ nữ có sức khỏe răng miệng tốt

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng: Trường hợp mẹ bầu bị sâu răng, viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ sảy thai và sinh non gấp 2-3 lần, cũng sẽ dễ bị tiền sản giật, trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2,5kg). Trường hợp mẹ bầu bị viêm lợi hoặc viêm nha chu, sẽ xuất hiện một số vi khuẩn có hại, chúng di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, sẽ làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, từ đó gây nên việc chuyển dạ sớm và sinh non, sinh nhẹ cân.

Khi mang thai, mẹ bị viêm lợi cũng sẽ khiến cho lượng canxi thai nhi hấp thụ từ mẹ bị giảm sút, đây chính là nguyên nhân làm cho bé trở nên nhẹ cân và không được khỏe mạnh.

Gọi tư vấn miễn phí

2. Khi mẹ mang thai bị sâu răng sẽ tăng nguy cơ sâu răng cho bé ngay từ khi mới sinh

Chính vì răng của bé hình thành từ trong bụng mẹ nên men răng và ngà răng phát triển để bao bọc mầm răng. Và vi khuẩn gây sâu răng sẽ không có trong miệng bé ngay khi được sinh ra, nhưng thực chất mầm bệnh sẽ bị lây từ miệng mẹ hoặc những người xung quanh thông qua việc mẹ hôn bé, bón thức ăn cho bé (các vật dụng như ống hút, đũa – thìa mà người lớn sử dụng).

Lưu ý thời điểm từ 6 tháng – 3 tuổi là thời kỳ trẻ dễ nhiễm vi khuẩn và dễ bị sâu răng nhất.

Mẹ nên ngăn ngừa răng sâu cho bé ngay từ khâu chăm sóc răng miệng của mẹ trong thời kỳ mẹ mang thai.

Có Bầu Nhổ Răng Được Không?
Có Bầu Nhổ Răng Được Không?

TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI THƯỜNG SẼ MẮC BỆNH LÝ VỀ RĂNG

1. Thay đổi hormone trong cơ thể

Thường vào tháng thứ 2 thai kỳ, hormone estrogen và progesterone tăng nhanh làm tăng lưu lượng máu tới nướu gây tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn so với bình thường. Biểu hiện lúc này là bị đau răng và chảy máu nướu khi đánh răng… vấn đề này còn có thể nặng hơn vào tháng thứ 7, 8; và giảm dần vào tháng thứ 9 của thai kỳ.

2. Chế độ ăn uống

Trong tháng đầu của thai kỳ, ốm nghén có thể làm mẹ bầu bị nôn và thèm ăn chua ngọt… nhiều hơn thời gian trước mang thai, việc mẹ bầu ăn nhiều thức ăn chứa glucose cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên sâu răng cao hơn trong thời kỳ mang thai.

3. Thiếu hụt canxi

Khi cơ thể chúng ta thiếu canxi, sẽ huy động canxi từ răng. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng, gồm chân răng bị yếu, nướu cũng bị kích thích, răng giòn và bị sâu

4. Giảm bài tiết nước bọt

Giảm tiết nước bọt là tình trạng tuyến nước bọt bị teo – mất chức năng, dẫn đến không còn khả năng hoặc bị hạn chế tiết nước bọt, làm cho miệng khô rát gây ra những bệnh về răng miệng

CÓ BẦU NHỔ RĂNG ĐƯỢC KHÔNG?

Bà bầu hoàn toàn có thể thực hiện nhổ răng khi mang thai. Nhổ răng gần như là biện pháp cuối cùng mà nha sĩ thực hiện, trường hợp răng của mẹ mang thai bị hư hỏng quá nặng do sâu răng và sẽ khiến cho sức khỏe răng miệng bị gặp nguy hiểm nếu như không được loại bỏ sớm.

Có Bầu Nhổ Răng Được Không?
Có Bầu Nhổ Răng Được Không?

THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ NHỔ RĂNG

Hết sức lưu ý nhổ răng ở người đang mang thai cũng có thể gây vấn đề nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Nên nhổ răng vào thời điểm thuận tiện nhất cho mẹ bầu là 3 tháng giữa của thai kì.

HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TRONG THAI KỲ

  • Nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày (sáng và tối)
  • Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ngày
  • Nên súc miệng thật sạch sau khi ăn
  • Nên lấy cao răng, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU TẠI NHÀ

1. Chườm lạnh hoặc chườm đá là cách giảm đau hiệu quả

Các bước thực hiện bao gồm:

Gọi tư vấn miễn phí

Dùng một ít đá viên đặt trong lòng bàn tay cùng bên với khu vực răng bị đau, chẳng hạn như bị đau răng bên trái, dùng tay trái để giữ đá.

Chà xát những viên đá ở khoảng trống giữa các ngón tay cái – ngón trỏ trong khoảng 7 phút hoặc cho đến khi cảm thấy bị tê ở khu vực này.

Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp này hoạt động nhờ khả năng tạm thời chặn tín hiệu đau đi đến não bộ do nhiệt độ thấp từ đá viên.

chuom da lanh

2. Súc miệng bằng nước muối ấm

Là phương pháp giảm đau hiệu quả, giúp chúng ta loại bỏ đi những mảnh vụn thức ăn sót lại trong khoang miệng như kẽ răng. Khách hàng có thể tự pha dung dịch nước muối bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối trong cốc nước ấm lớn

suc mieng nuoc muoi am

3. Dùng thuốc giảm đau răng

Cần lưu ý không lạm dụng, hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, không được tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là đối với trẻ em

Có thể sử dụng thuốc giảm đau tại nhà đơn giản – hiệu quả, bên cạnh đó không phải loại thuốc giảm đau nào cũng có thể sử dụng cho mọi đối tượng.

Paracetamol có thể dùng như thuốc giảm đau cho trẻ em cũng như người trưởng thành, đối với ibuprofen thì không được bác sĩ khuyến khích dùng cho trẻ em, đối với trẻ em dưới 18 tuổi lại không được tự ý dùng aspirin nếu như không có chỉ định của bác sĩ.

thuoc giam dau

Gọi tư vấn miễn phí

4. Trị đau răng tại nhà với tỏi

Có thể nghiền nát tỏi tươi rồi trộn với ít muối. Sau đó, đắp hỗn hợp lên chiếc răng đau, nhớ pha loãng tỏi vì có thể gây kích ứng hoặc phỏng nướu.

tri dau rang

5. Sử dụng đinh hương

Có thể dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương, đặt lên khu vực đau răng. Cũng có thể thử biện pháp nhai đinh hương khô và giữ lại tại khu vực đau răng trong 30 phút.

Việc răng nghiền nát đinh hương giúp “tiết ra” phần tinh dầu bên trong nó.

dinh huong 1

6. Uống trà bạc hà

Uống một cốc trà mỗi ngày để duy trì sức khỏe răng miệng nói riêng và cơ thể , bạc hà có khả năng làm dịu cơn đau răng, tinh dầu bạc hà được nhiều người biết đến như một hoạt chất kháng khuẩn.

Lá bạc hà ngâm với nước sôi trong 20 phút để làm thành trà bạc hà. Khách hàng có thể thưởng thức để làm nước súc miệng.

Trà bạc hà có thể được áp trên chiếc răng đau để xoa dịu cảm giác khó chịu

Ngoài trà bạc hà, khách hàng có thể tìm mua tinh dầu bạc hà và thấm chất lỏng lên một miếng bông gòn tiệt trùng trước khi áp vào khu vực đau răng. Đây cũng được xem là mẹo chữa đau răng tạm thời.

tra bac ha

7. Dùng tinh dầu cỏ xạ hương (thyme)

Tinh dầu cỏ xạ hương cũng là nguyên liệu được áp dụng trong việc điều trị đau răng, có thể nhỏ một giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm để súc miệng, tương tự như lúc khách hàng súc miệng với dung dịch nước muối.

Chúng ta cũng có thể thấm vài giọt tinh dầu húng tây vào miếng bông tiệt trùng, áp lên chiếc răng bị đau.

8. Sử dụng gel lô hội

Nha đam có tác dụng thanh lọc cơ thể và còn giúp cải thiện sức khỏe cho răng miệng

Gel lô hội (nha đam) có thể làm sạch, làm dịu khu vực nướu bị sưng, nha đam cũng có khả năng hoạt động như kháng khuẩn tự nhiên, từ đó cũng sẽ tiêu diệt vi trùng gây sâu răng

Dùng lô hội trị đau răng tại nhà, có thể áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ HẠN CHẾ VIỆC NHỔ RĂNG KHI MANG THAI

Nên duy trì bảo vệ răng miệng đúng chuẩn để giảm thiểu đi nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Bên cạnh đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, khách hàng nên cố gắng tránh những thực phẩm có hại cho răng miệng, đảm bảo tiến hành kiểm tra răng miệng kể cả khi mang thai hay sau sinh.

Ngoài ra, khách hàng cũng nên tránh việc đánh răng ngay sau khi nôn nghén, điều này có thể làm hỏng đi bề mặt men răng. Cũng nên súc miệng bằng nước và chải răng sau 30 phút.

Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể của mẹ, điều đó cũng sẽ rất ảnh hưởng đến em bé. Nên tiến hành kiểm tra, chăm sóc răng miệng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, nhằm để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai.

Hy vọng với những thông tin trên đây của bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo đã cần thiết để gợi ý cho Khách hàng về vấn đề “Có bầu nhổ răng được không”, cùng với đó là những lưu ý quan trọng mà khách hàng cần tham khảo kĩ khi có dự định nhổ răng trong quá trình mang thai

5/5 - (1 bình chọn)

Tác Giả Dr.Bryan - Bác Sĩ Nha Khoa

bs nguyen thien binh

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
TỪ BÁC SĨ




    Bác sĩ Park tư vấn miễn phí

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0901 666 879 Tư vấn miễn phí