Chương Trình Đào Tạo Liên Tục
Chương trình đào tạo liên tục là yếu tố quan trọng nhất trong công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Xây dựng chương trình đào tào y khoa liên tục đạt tiêu chuẩn mang lại nhiều lợi ích cho học viên và ngược lại. Bài viết này sẽ nếu ra những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng một chương trình đào tạo liên tục đúng chuẩn.
Xây dựng chương trình đào tạo liên tục
Đào tạo liên tục CME là dạng khóa học có tính ngắn hạn nhằm cũng cố, cập nhật kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật mới trong một lĩnh vực rất cụ thể để nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ y tế. Chính vì thế việc xây dựng chương trình đào tạo liên tục phải được tiến hành tại cơ sở đào tạo liên tục.
Sau khi xây dựng xong chương trình đào tạo liên tục, các cơ sở đào tạo trình lên các cấp có thẩm quyền kiểm tra và phê duyệt sau đó mới được phép tiến hành triển khai lớp đào tạo.
Công tác biên soạn chương trình đào tạo y khoa liên tục là công việc có tính chuyên sâu nên đòi hỏi người đứng ra biên soạn phải là người có trình độ chuyên môn, có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ dạy – học.
Do tính liên tục đổi mới của kiến thức, kỹ thuật trong y khoa nên các chương trình đào tạo liên tục cho cán bộ y tế phải thường xuyên được cập nhật, bổ sung những nội dụng mới, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của học viên.
Yêu cầu đối với chương trình đào tạo liên tục
Chương trình đào tạo liên tục cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Thể hiện được mục tiêu đào tạo liên tục muốn hướng tới.
- Quy định được chuẩn đầu ra cho các học viên về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Cấu trúc nội dung đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo.
- Có phương pháp, hình thức triển khai chương trình đào tạo liên tục phù hợp.
- Xây dựng đánh giá kết quả học tập của học viên một cách rõ ràng và khách quan.
- Phải thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa và bổ sung.
Quy trình xây dựng chương trình đào tạo liên tục
- Xác định nhu cầu đào tạo liên tục của cán bộ y tế.
- Xây dựng mục tiêu đào tạo liên tục.
- Xác định quỹ thời gian cho các khóa học đào tạo liên tục.
- Xác định đối tượng học viên hướng tới.
- Xác định nội dung học tập phù hợp cho từng khóa.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo liên tục cho khóa học.
- Xác định mục tiêu cho từng bài học cụ thể trong khóa học.
- Xây dựng nội dung cho từng bài học.
- Xác định địa điểm triển khai đào tạo liên tục phù hợp.
- Xác định lượng giá thường xuyên và lượng giá hoàn thành khóa học.
Nội dung của chương trình đào tạo y khoa liên tục
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, quy định chương trình đào tạo liên tục phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên khóa học và giới thiệu chung về khóa học
- Mục tiêu khóa học (về kiến thức, thái độ, kỹ năng)
- Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên
- Chương trình chi tiết (cụ thể đến tên bài, tiết học)
- Tên tài liệu dạy – học chính thức và tài liệu tham khảo
- Phương pháp dạy – học
- Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng
- Thiết bị, học liệu cho khóa học (kể cả thực hành lâm sàng)
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình
- Đánh giá và cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục.
Ví dụ về cấu trúc chương trình đào tạo liên tục
Tên khóa học:
Thể hiện nội dung chương trình học cụ thể.
Giới thiệu chung về khóa học:
Giới thiệu khóa học ngắn gọn, súc tích.
Mục tiêu đào tạo:
Nếu rõ những yêu cầu học viên phải đạt được sau khi kết thúc khoa học bao gồm:
- Mục tiêu về kiến thức, kỹ thuật, thủ thuật
- Mục tiêu về kỹ năng của học viên
- Mục tiêu về thái độ của học viên
Đối tượng đào tạo:
Nếu rõ đối tượng mà khóa đào tạo muốn hướng tới và những yêu cầu về đầu vào đối với học viên để tham dự khóa học.
Thời gian đào tạo (lịch học):
- Khóa đào tạo kéo dài trong bao nhiêu ngày
- Ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc khóa học
- Khóa học có bao nhiều tiết học
Lịch đào tạo liên tục được trình bày theo mẫu dưới đây:
Số TT | Tên bài | Mục tiêu | Giảng viên | Số tiết | ||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||||
1 | Bài 1… | |||||
2 | Bài 2… | |||||
3 | ||||||
… | ||||||
Lượng giá, đánh giá | ||||||
Tổng số tiết học |
Tài liệu đào tạo liên tục:
- Nêu rõ tài liệu đào tạo liên tục do cơ sở biên soạn hay sử dụng tài liệu có sẵn nào, tác giả là ai, sử dụng toàn bộ hay một phần?
- Danh sách tài liệu tham khảo cho học viên.
Phương pháp dạy – học:
Giảng viên đào tạo liên tục sử dụng những phương pháp giảng dạy nào để đạt hiệu quả đào tạo tốt nhất.
Tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục:
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn giảng viên đào tạo liên tục sao cho phù hợp với đặc thù khóa học (trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm, nghiệp vụ – kỹ năng sư phạm…)
- Tiêu chuẩn trợ giảng
- Số lượng giảng viên, trợ giảng
- Những yêu cầu khác nếu có.
Thiết bị, học liệu cho khóa học:
Liệt kê những trang thiết bị cần có để phục vụ đào tạo: Hội trường, bảng, bút, máy chiếu, thiết bị nghe nhìn, giấy khổ lớn, mô hình thực tế…
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình:
- Hướng dẫn đánh giá đầu vào trước khóa học.
- Hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng, bế giảng khóa học.
- Hướng dẫn tổ chức lớp học: Lý thuyết, thực hành.
Đánh giá và cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục:
- Điểm được công nhận hoàn thành khóa học ở 2 hạng mục lý thuyết và thực hành.
- Cách tính điểm khóa học.
- Tổ chức đánh giá kết thúc khóa học.
- Những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục.
Các nội dung của việc quan lý chương trình đào tạo liên tục
- Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo liên tục
- Quản lý chương trình đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục
- Quản lý mục tiêu đào tạo liên tục
- Quản lý nội dung chương trình đào tạo
- Quản lý kế hoạch thực hiện chương trình
- Quản lý phương pháp lượng giá và kết quả lượng giá học viên
- Quản lý chỉ tiêu thực hành tay nghề
- Quản lý kế hoạch dạy-học