Cách vệ sinh mũi sau khi nâng là vấn đề được rất nhiều Khách hàng quan tâm trong quá trình hậu phẫu.Vậy vệ sinh mũi sau khi nâng như thế nào cho đúng cách để đảm bảo về sức khỏe cũng như chất lượng thẩm mỹ tốt nhất? Mời Qúy Khách hàng cùng bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo tham khảo các thông tin chi tiết trong bài viết này.

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG BẠN SẼ GẶP SAU KHI NÂNG MŨI
Mũi bị nhiễm trùng sau khi nâng: đây là hiện tượng mà nhiều khách hàng gặp phải. Cụ thể những dấu hiệu thường gặp gồm: mũi bị tấy đỏ, mũi sưng bầm tím trong thời gian dài ngày, mũi bị chảy dịch, thậm chí là chảy máu, kéo theo đó là tình trạng mưng mủ, chảy dịch có mùi hôi, bị co rút và đau nhức gây nên cảm giác khó chịu. Khoảng thời gian 10 ngày sau phẫu thuật, nếu như mũi của Qúy khách hàng có những biểu hiện như đã liệt kê hoặc tình trạng tương tự không ổn định, chúng ta nên đi đến bệnh viện thẩm mỹ đã thực hiện hoặc những trung tâm khám chữa bệnh uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Tình trạng mũi bị lệch sang một bên sau khi nâng mũi: Thông thường, mũi bị lệch sống sau khi phẫu thuật thường xảy ra do 2 nguyên nhân chính: Phẫu thuật nâng mũi bị sai kỹ thuật – đặt thanh độn chưa chính xác vị trí cần đặt. Khi mũi chịu tác động ngoại lực gây nên hiện tượng xô lệch. Mũi vừa được nâng trong một khoảng thời gian ngắn hoặc mũi vừa phẫu thuật xong chưa cắt chỉ thì phát hiện bị lệch sống, khi ấy chỉ cần chỉnh lại sống mũi vào đúng vị trí là ổn.
Tuy nhiên, với trường hợp mũi sau khi đã nâng một thời gian dài mới bị lệch sống, tình trạng này khó xử lý hơn vì thời gian này bên trong cấu trúc của mũi đã có sự hình thành bao xơ và không thể nắn chỉnh. Giải pháp cho trường hợp này cần sự can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh sống mũi lại cho đúng vị trí.

Mũi đau và bầm tím trong thời gian dài: là một trong những dấu hiệu viêm mũi thường gặp đã được đề cập ở trên, đây cũng là một yếu tố nguy hiểm cho sức khỏe của Khách hàng sau khi nâng mũi, cần được điều trị kịp thời.
Da đầu mũi mỏng làm lộ sóng mũi có nguy cơ bị hoại tử:
Đây là tình trạng rất nguy hiểm đối với bệnh nhân nâng mũi, nguyên nhân có thể do các chuyên gia trong quá trình phẫu thuật thực hiện không chuẩn hoặc kỹ thuật không chính xác gây nên tổn thương mô mũi, khiến mũi biến dạng như da đầu mũi quá mỏng dẫn đến nguy cơ mũi bị hoại tử, ngoài ra các động tác mạnh trong phẫu thuật cũng dẫn đến mũi bị méo và sập, quá trình phẫu thuật cắt sụn mũi quá ngắn hoặc quá dài cũng làm lệch đi tổng thể mũi, từ đó gây tổn thương cho mũi và thậm chí có thể hoại tử.

Nguyên nhân thứ hai có thể là sai sót trong quy trình thực hiện nâng mũi: sai trong khâu vô trùng thiết bị, dụng cụ y tế, phục trang của bác sĩ, quá trình chăm sóc và nẹp mũi sau khi nâng mũi không chuẩn, đơn thuốc kê kháng sinh không đúng với liều lượng…
Nguyên nhân thứ ba phát sinh từ bản thân của Khách hàng/ người nâng mũi: do không chăm sóc đúng cách và không uống kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ dặn, do cơ địa không phù hợp hoặc có thể không thích ứng kịp thời hoặc lâu dài với chất liệu sụn.
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân phát sinh khác như: sau khi nâng mũi bị sốt, cảm và viêm họng,… khiến khuẩn xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến mũi, trong quá trình ăn uống gặp phải thực phẩm bị dị ứng hay do va chạm mạnh với các tác nhân bên ngoài.

Sau phẫu thuật mũi bị chảy máu, chảy dịch đỏ đậm: đây là những hiện tượng rất bất bình thường và có nguy hại đến sức khỏe, nguyên nhân có thể do bác sĩ phẫu thuật thực hiện bị sai kỹ thuật hay tác động quá mạnh đến cấu trúc bên trong của mũi khiến cho mũi bị tổn thương và dẫn đến bị chảy máu. Đây là trường hợp nguy cấp cần được điều trị kịp thời.
HƯỚNG DẪN CÁCH VỆ SINH MŨI SAU KHI NÂNG DỄ THỰC HIỆN TẠI NHÀ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng trong tuần đầu tiên
Điều đầu tiên cần nhớ là bạn cần phải rửa tay thật sạch để sát khuẩn cho vết mổ, có thể sử dụng dung dịch chuyên sát khuẩn Betadine để thấm trên bông tẩy trang. Sau đó nhẹ nhàng lau vết mổ. Tiếp sau, sử dụng nước muối sinh lý lau lại 1 lần nữa.
Nếu bạn thực hiện cắt cánh mũi – nâng mũi thì cũng làm như vậy 1 lần nữa tại vị trí hai bên của cánh mũi. Những chỗ còn lại ở trên mũi, bạn dùng dung dịch nước muối sinh lý cho 1 lượng đủ vào bông y tế, sau đó lau thật nhẹ nhàng.
Nếu những vị trí còn lại trên mặt đang sưng nhẹ, thì bạn dùng bông tẩy trang lau thật nhẹ nhàng.
Tránh tình trạng bị nhiễm trùng do trên da mặt bị tiết ra nhiều dầu, hay da mặt có lên mụn trong thời điểm này, Khách hàng hãy dùng cách vệ sinh mũi sau khi nâng mũi như trên từ 3 – 4 lần/ngày.
Nếu như vết mổ được sử dụng chỉ thẩm mỹ để khâu, thì trước khi ra về, Khách hàng sẽ được các bác sĩ sẽ hẹn thời gian đến cắt chỉ, khi đó Khách hàng nên tranh thủ đến đúng thời gian được hẹn. Theo thông thường, thời gian trung bình để cắt chỉ là 1 tuần tính kể từ ngày phẫu thuật.
Cách vệ sinh mũi sau khi nâng mũi thời điểm vết mổ có dấu hiệu bắt đầu liền
Khi vết mổ có dấu hiệu liền (tuần thứ 2 về sau), Qúy khách hàng không nên sơ sài trong quá trình vệ sinh, tránh dẫn đến trường hợp vết mổ bị nhiễm trùng. Trong thời gian này, khi đi làm hay ở những nơi nhiều bụi, Qúy khách hàng nên vệ sinh vết mổ cẩn thận bằng nước muối sinh lý với bông y tế kháng khuẩn.
Sau khi được cắt chỉ, hãy sử dụng các sản phẩm kem chống sẹo trong liên tục 3 – 4/lần. Lưu ý là Khách hàng chỉ sử dụng kem chống sẹo khi vết mổ đã được vệ sinh.
Qúy khách hàng không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc loại thuốc nào khác lên vết mổ nằm ngoài sự chỉ dẫn của Bác sĩ.
Cách vệ sinh mũi sau nâng mũi khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng
Nếu phát hiện vết mổ bắt đầu có dấu hiệu sưng, chảy dịch, xuất hiện mưng mủ, thì Khách hàng không nên dùng những mẹo trong dân gian điều trị. Khi đó lập tức hãy nên tìm đến các bệnh viện, gặp Bác sĩ để được tư vấn, xử lý điều trị, tránh tình trạng để vết mổ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng nặng, lây lan qua vùng da khác. Trong thời điểm này, Khách hàng có thể vệ sinh vết mổ bằng cách dùng nước muối lau trên miệng vết mổ.

MỘT VÀI LƯU Ý NHỎ VỀ CÁCH VỆ SINH MŨI SAU KHI NÂNG MŨI
Chế độ ăn uống khoa học
Qúy khách hàng có thể ăn uống với chế độ như bình thường. Có lưu ý nhỏ là khi nuốt thức ăn, chúng ta có lẽ vẫn cảm nhận khó khăn, đồng thời khứu giác sẽ không trọn vẹn trong thời điểm tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật. Do đó, Khách hàng nên uống nhiều nước để giúp cho cơ thể phục hồi tốt hơn sau khi được gây mê – phẫu thuật.
Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lí
Khách hàng cần lưu ý nên nằm ngửa trong khi ngủ, đầu phải kê cao hơn so với bình thường, trong vài đêm đầu sau khi nâng mũi. Nếu như nằm nghiêng, Khách hàng có thể sưng phía mũi trái hoặc phải ứng theo tư thế nằm.
Nên đặt túi nước đá trên thanh nẹp cũng như vùng giữa của hai mắt, đặt cả ngày đến tối trước khi ngủ để giúp ngăn ngừa vết bầm tím ở mắt, đồng thời giúp hạn chế sưng trên mũi – mặt. Phương pháp này giúp thoải mái hơn sau phẫu thuật.
Trong thời gian đầu sau khi phẫu thuật, cần lưu ý:
- Vận động nhẹ nhàng (đi bộ,… ) nhiều
- Tuyệt đối đừng xì mũi
- Không chạy nhanh hoặc tập những bài tập nặng, kể cả aerobic
- Không được nhấc vật nặng = 4,5kg, bao gồm việc bế trẻ con
- Không cúi người và hướng đầu về phía trước
- Tránh sự căng thẳng cao độ
- Nên hạn chế tối đa trong các hoạt động tình dục
- Có thể đeo kính với điều kiện không bị ấn mạnh, cọ xát vào thanh nẹp mũi, cũng có thể đeo kính áp tròng. Sau thời gian tháo nẹp, Khách hàng nên hạn chế sử dụng kính quá nhiều; nên chọn những loại gọng kính nhẹ nhất. Khách hàng không nên đeo các loại kính gọng nhựa có kích thước quá lớn dẫn đến việc có thể bị đè lên chóp mũi. Tuy vậy, Khách hàng vẫn cảm thấy hơi đau nhức ở hai bên mũi trong thời gian đầu, khoảng thời gian này có thể kéo dài tầm 3–4 tháng.
- Không được lái xe trong khoảng thời gian 24 giờ sau phẫu thuật, trường hợp Khách hàng được dùng thuốc giảm đau mà trong đó có chứa chất gây nghiện.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã cần thiết để gợi ý cho Khách hàng về “Cách vệ sinh mũi sau khi nâng”, cùng với đó là những lưu ý quan trọng mà Qúy khách hàng cần tham khảo kĩ khi có ý định phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi an toàn.